Bài đăng nổi bật

Triết lý con rùa

  Thôi em về đi kẻo người ta giận Không cho sướng nữa, em lại buồn. Việc nhà, việc cửa để anh lo Dù già, dù yếu dưng còn sức Giỗ tết nọ kia ...

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Vỉa hè ... Tư thổ của ai ?


   

   Vỉa hè là công thổ quốc gia, phải khẳng định và công nhận với nhau là như vậy. Ấy nhưng ở ta, vỉa hè đã và đang biến thành tư thổ của các hộ gia đình. Không tin ư, tôi đố các bạn đỗ xe hay bày biện cái gì trước vỉa hè cửa nhà người ta được đấy. Không bị đuổi như tà ma thì cũng nghe ngay bài tráng ca “ mặt nặng như chì và hãy đi chỗ khác”. Vỉa hè không hiểu tự khi nào đã biến thành khoảng sân riêng một cách cắc cớ và vô duyên như vậy.


   Vài người bạn từ Sài Gòn ra, nói Hà Nội là một ngôi làng, tôi cho là thỏa đáng lắm. Phố phường gì mà qua 12h đêm đã đèn mờ và hun hút thâm sâu với những ngõ nhỏ, phố nhỏ rồng rắn quanh co vô định. Và ở đó phép vua đều thuê hết lệ làng. Bằng chứng ư? Hãy nhìn các “ liền anh, liền chị “ phóng xe như bay trên phố đầu không mũ bảo hiểm và xe không gương chiếu hậu. Cố dõi mắt tìm mấy chú cảnh sát giao thông thì càng thất vọng bởi mấy chú cũng chỉ hơn cái cột đèn tín hiệu tí chút mà thôi. Hiểu ra thì mới biết ở đây chẳng có cái luật lệ gì sất mà chỉ có “ mối quan hệ” kiểm soát mọi thứ. Đâm ra người ta “ngại “ bắt xe vì kiểu gì “ đối tượng” cũng sẽ gọi cho người quen làm nhơn nhớn, rồi lại phải thả ra sau khi vâng dạ mỏi mồm. 

   Hay như những sinh hoạt bên cái “ ao làng” được người ta khoác lên mỹ từ là Hồ Gươm cũng vậy. Đừng ngạc nhiên kiểu mắt chữ A mồm chữ K khi nhìn thấy cô hàng nước hắt vut vút nào trà đá cà phê và vỏ hạt hướng dương xuống hồ. Và cũng đừng xấu hổ khi một trung niên bù bựa dạng chân chữ bát bê dái mà đái vèo vèo xuống “ ao”. Nếu có cảm cảnh thì cũng nên dành một phút xót xa mà “ mặc niệm” cụ Rùa vậy.

   Ấy chửa kể đến cái lối ăn uống rặt làng xã aha. “ Hàng quán” là từ được dùng phổ biến chỉ nơi ăn uống hơn là từ “ Nhà hàng”. Hàng quán có khắp mọi nơi, từ vỉa hè, ven hồ, chân cầu, công viên, quảng trường…, cứ chỗ nào hở ra là mọc lên chỗ đó. Từ giải chiếu ngồi bệt cho đến lê lết ghế nhựa, chõng tre. Người ta thích lệt phệt ở quán xá hơn là nhà hàng, từ già trẻ - lớn bé cho đến nghèo hèn – giàu sang. Quả không hổ cho cái câu “ một miếng giữa đàng bằng một sàng…xó bếp”.

   Nhưng cái tệ nhất là “ làng” đang bị hiện đại hóa nhưng lại theo lối dở chuột dở voi. Nếu như bạn muốn xem cái “ cổ” của 36 phố phường thì chịu khó ngước lên tầm trên 5 mét. Còn nếu “lé mắt trông ngang” thì chẳng thấy “ cổ” gì đâu hoặc có “ cổ” thì trông cũng rất “ quái” bởi mặt bằng phía dưới đều đã bị cải tạo cho hợp thời để kinh doanh với những bảng hiệu xanh đỏ lập lòe và nhiều món hàng cao sang thời thượng.

   Ơ đấy, đang tản mạn về vỉa hè mà lại lang thang tận đẩu tận đâu. Nhưng tôi biết viết gì về vỉa hè bây giờ khi từ lâu nó đã không thuộc về tôi? Nhưng tôi xin được kể một câu chuyện vậy.

   Ấy là chỗ gần nhà tôi ở có một con phố rộng. Bởi là khu đô thị mới nên được quy hoạch khá bài bản và vỉa hè cũng rất phong quang. Cứ chiều đến, người ta giăng mắc bàn ghế ra mà bày biện lên trên nhiều bia hơi và các món nhậu. Vài hàng chè bồm thuốc lào kẹo lạc cũng khép nép ẩn mình bên cạnh để sinh tồn. 
   Tôi thi thoảng vẫn ra ngồi nhâm nhi ly bia với dăm con cá chỉ vàng khoái khẩu mà nhìn thiên hạ ngược xuôi trong cái náo nức đến ngộp thở của công cuộc mưu sinh. Một chiều như bao chiều, khi tôi đang lặng thing với những vẩn vơ ngớ ngẩn thì nghe tiếng khóc xé lòng của một người đàn bà trong bộ dạng lam lũ và tiếng quát nạt nhặng xị cửa vài anh Cẩm ( công an ) phường và đôi ba chú “ tuần đinh” ( dân phòng). Ồ, hóa ra người đàn bà kia đang ra sức van nài khi hai sọt ngô và chiếc xe thồ bị “ lực lượng chức năng” bốc lên thùng xe “ đặc chủng con cóc” bán tải năm tạ. 
   Lý do a? Chiếm dụng vỉa hè lòng đường buôn bán gây mất trật tự giao thông và mỹ quan đô thị. Chiếc xe vù đi. Giọng một anh Cẩm ngồi trong cabin mang chất Nghệ nằng nặng “ khóc lóc chi, có gì lên phường”.

   Tôi hỏi thằng chủ quán bia “ sao các ông bày biện ra đây mà không bị dọn?”. Nó không nói gì mà lừ mắt nhìn tôi. Bà hàng chè bồm thuốc lào kẹo lạc kề bên lẩm bẩm “ bé như chúng em đây mà hàng ngày vẫn phải đóng hụi chết nữa là”.

   À, ra thế! Vỉa hè luôn là công thổ quốc gia, khà khà. Và xin được nói lời cáo lỗi với những ai liên quan đến cái gọi là…tư thổ, ô hô.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

LỘN MÒ


   Nhân tiện hay đê tiện cũng hay cả - chép cái chuyện cô - trò cho nó thật một tý - kẻo lũ đầu bò cứ lý tưởng hóa cải thô bỉ mà vô cùng Nhã. Giả vờ với nhau rồi cũng thế cả - có éo gì phải giấu cơ chứ: CON rồi mới đến người mà (mà Người thường kém con).

Nhân cái ngày hiến chương của bọn gõ đầu trẻ, tôi cũng LỘN MÒ lại chuyện cũ, như một kỷ niệm hanh hao. 


***

Lớp 12, lũ con gái lớn tướng, vú sừng trâu ngúng nguẩy thụt thò sau cánh áo mỏng rẻ tiền. Con trai bọn tôi chim còn chưa ra giàng nhưng tay cứ lượn lờ vân vê dăm ba sợi râu dại, suy tư như lãnh tụ. Là năm cuối cấp, viêc học hành cũng chộn rộn nhưng vẫn không quên những trò ma quỷ học trò. Tôi là lãnh tụ của những trò đó - kẻ đầu têu vĩ đại - ngồi phòng giám hiệu còn nhiều hơn ngồi học. Những trò tôi bày ra kinh hãi lắm, đại khái như tổ chức nhìn trộm bạn gái đái, lập hội búng các bạn trai chim to, đánh rắm nắm tay phả mồm bạn quản ca kiêm lớp phó văn thể hay đặt vè chế nhạo những thày cô báng bổ. Sinh hoạt lớp tuần nào chúng cũng lôi tôi ra phê bình, kiểm điểm. Hạnh kiểm tôi xấu tệ nhưng cô chủ nhiệm vẫn cho khá, tôi mà tồi cô mất chủ nhiệm, khỏi tăng lương hoặc bi bô cột cờ đọc thành tích. Ông hiệu trưởng tên Lê Bá Bầu, lúc tử tế tôi gọi là Bấu Bà, lúc mất dạy tôi kêu Bú B...uồi ghét tôi như ghét đế quốc, thù tôi như mẹ chồng thù nàng dâu. Liên thiên thế để thấy, tôi mất dạy toàn tập, may được cái học hành khá khẩm chứ không đã bị tống cổ từ lâu.

Cũng năm đó, đời tôi thay đổi lớn, đến tận giờ. Tôi ngoan ra và suy tư nhiều lắm nhưng địt mẹ học lại ngu đi như ông bò ông chó Ấy là lớp chúng tôi đón đoàn sinh viên thực tập, 6 người, cô trưởng nhóm tên Ái, xinh thôi rồi. Ban đầu, tôi kệ mẹ với những trò dự giờ dạy thử, văn nghệ văn gừng, kể chuyện làm thơ. Tôi không khoái những trò đó, vô bổ và vô tích sự. Tôi chỉ thích nghịch những trò tinh quái. Thày cô thực tập bị tôi bắt nạt, nghịch đểu, trêu ngươi cho phát khóc. Tôi phá hoại công cuộc thực tập của thày cô như bần nông vàng vẩu phá kho thóc của Nhật vậy. Ai cũng ghét tôi, mỗi cô Ái là không. Cô che chở tôi những tội lỗi dại khờ, hay cho tôi đi nhờ xe, cho tôi kẹo dồi, bút bi và sách vở. Nhẽ thế nên tôi bớt nghịch đi. Tôi coi cô như cô Tấm dịu hiền (lớn lên tôi mới biết cô Tấm ác bỏ mẹ, đóe dịu hiền tý nào )

Tôi mến cô thực sự. Cô cũng mến tôi. Những khi rảnh rỗi, cô hay chở tôi xuống thị xã cho ăn kem cốc trong khi tôi chỉ thèm... kem que. Cô còn chở tôi về nhà chơi. Nhà cô đẹp, giường cô nằm nhiều tranh ảnh diễn viên, thơm như bờ xôi ruộng mật. Cô hay hỏi tôi về trường lớp, chán lại hỏi ước mơ. Trường lớp thì tôi không biết gì, ước mơ thì tôi chỉ thích được bóp vú con bạn gái quản ca kiêm lớp phó văn thể xinh xinh. Cả hai thứ đó tôi đều không nói với cô được.

Ngày hết kỳ thực tập, cả lớp tôi buồn như đưa đám. Bọn con gái mau nước mắt khóc chia ly như đám ma đại cố. Mấy thằng con trai cũng sụt sùi rung rinh mào gà nức nở. Tôi ráo hoảnh, chỉ thấy tiêng tiếc thứ gì đó, đại khái như ăn kem, đi nhờ xe hoặc không thỏa ươc mơ bóp vú bạn gái. Tức là tôi mất đi đặc quyền, sự yêu chiều và hưởng thụ. Chúng tôi góp tiền mua quà tặng thày cô thực tập. Họ cũng thế, góp tiền mua tặng lại. Cô Ái tặng riêng tôimột cuốn sổ bìa đỏ gáy vàng to vật, dày cộp. Cô nhìn tôi ưu tư, dặn bớt nghịch đi, dành nhiều thời gian ghi chép cuộc đời vào cuốn sổ. Tôi không nghe lời cô, đem bán cho con quản ca kiêm lớp phó văn thể để nó làm thơ, ghi lưu bút.

Cô cùng đoàn thực tập trở lại trường đại học. Cô bảo tôi mấy tháng nữa sẽ tốt nghiệp rồi đi làm giáo viên. Tôi cười bảo cô dạy gì em không hiểu thì làm được cô giáo thế quái nào được. Cô không buồn, véo má tôi, day day, cười nắc nẻ. Cô còn dặn tôi, biết nhà rồi, cứ xuống chơi với cô, tất nhiên, phải sau mấy tháng nữa, chứ xuống giờ, chơi mới ai. Cô ôm lấy tôi. Tôi cao hơn cô một cái đầu nhưng vẫn ngửi thấy mùi thơm ở mặt và nhịp đập phập phồng nơi áo ngực.

Cô đi rồi, tôi tự dưng buồn hẳn. Nếu như cái cảm giác tiêng tiếc trước kia là có thật thì giờ thay vào là sự buồn bã và nhung nhớ vô biên. Tôi không hiểu vì sao. Tôi nhớ dáng hình cô, nhớ ánh mắt, nhớ mùi thơm da mặt, và cả cái cảm giác ấm áp phập phồng. Tôi chẳng còn nghịch ngợm, giờ chơi cứ thu lu góc bàn vê gấu áo, cắn móng tay. Lũ bạn tưởng tôi tu chí cho việc học, nhưng không phải, tu chí gì mà học ngu đi ngày một. Không ngày nào là tôi không vẩn vơ đến cô, tất nhiên nhớ cả vị kem cốc với kẹo dồi.

Tôi đến thăm cô vào chiều thu êm ả khi thi xong đại học và cô cũng đã ra trường đang ở nhà chờ việc. Cô ngạc nhiên lắm, không nghĩ là tôi thăm. Cô tíu tít kể tôi chuyện sinh viên, hướng đạo tôi đủ thứ về cuộc sống KTX. Tôi nghe háo hức, thích thú thực sự vì nghĩ cũng ít ngày nữa thôi tôi cũng có thể thành thằng tân sinh viên lắm chứ. Rồi cũng như trước kia, cô lại hỏi tôi về trường lớp, về bạn bè, và ước mơ. Trường lớp tôi đã chia tay rồi, bạn bè ra trường bận thi cử cũng chả biết ai ngả nào. Còn ước mơ à, tôi ước cô lại ôm tôi như ngày trước.

Cô bắt tôi ở lại ăn cơm. Tôi đồng ý. Tôi với cô xách làn đi chợ. Đi song song, như đôi tình nhân hạnh phúc hay chí ít cũng giống những cặp vợ chồng son. Tôi nhớn lắm rồi.

Cơm cô nấu ngon, gã trai mới nhớn như tôi đánh chén tì tì. Bố mẹ cô gắp thức ăn cho tôi tích cực như tiếp đạn cho pháo cối. Cô ngồi đầu nồi, ôm chân ý tứ nhìn tôi không chớp. No nê, cô kê chõng ngoài sân bảo tôi ngồi chờ cô rửa bát. Trăng thu sáng nhẹ, hàng xoan lá rụng tơi bời, tiếng dế nỉ non ngoài vườn, tiếng cô se sẽ hát bài gì mà giáo viên nhân dân, tất cả thơ tợn. Trong nhà, mẹ cô đang thắp hương bàn thờ, trên đó còn nguyên bát cơm và mấy đĩa thức ăn bé xíu, rì rầm khấn. Tôi thấy ảnh một ông trẻ măng, giông giống tôi, ngồi chễn chệ.

Cô ngồi chõng cùng tôi, lại líu lo chuyện. Tôi ăn no rồi bụng chỉ muốn về kẻo muộn mẹ mắng. Tôi hỏi cô người trên bàn thờ là ai, nhà cô có liệt sĩ? Đang líu lo, cô im bặt, đèn vàng quyện ánh trăng hắt mặt cô lóng lánh. Cô khóc. Đó là em trai cô, đi bơi sông chết đuối. Cô bảo bằng tuổi tôi, nếu còn sống và giống tôi y lột. Tôi thoáng rùng mình rồi run bắn khi cô ôm chặt lấy tôi, nức nở. Tôi lại thấy mùi thơm trên da mặt, có điều nó lẫn vào nước mắt nên hơi cay, ngực cô phập phồng, rung lên từng chập theo tiếng nấc. Cô cứ ôm ghì lấy tôi như thế cho đến khi có tiếng vè vè động cơ con Simson lao ập vào sân, phun khói mù mịt. Tôi nhao người lấy xe đạp, vẫn kịp chaò to bố mẹ cô một tiếng. Tôi đạp mải miết. Nghĩ miên man.

Đến lối rẽ qua cầu về nhà, tôi quặt xe. Pha đèn xe máy lẫn tiếng vè vè cũng ngoặt theo. A, hình như con Simson đổ ập sân nhà cô lúc nãy. Tôi nghe tiếng rú ga, nó vọt lên, giọng một thằng sặc mùi rượu quát, địt mẹ, thích phá đám hả?. Tôi chưa kịp định thần, nó đã co chân đạp tôi một phát, cả xe lẫn người đổ ụp vào bụi rứa dại. Tiếng vê côn ồn ĩ rồi im bặt.

Tôi khập khiễng dong con xe đạp bị sang vành về nhà. Mẹ tôi hỏi sao, tôi cứ ú ớ. Khi đã yên thân, tôi nghe mẹ tôi thì thầm với bố, thằng này đi tán gái đâu đó bị đánh chứ tự dưng thì ngã làm sao được. Tôi nín thinh, cả đêm không chợp mắt.

Tôi làm sao có thể giống em trai cô được, một thằng bị chết đuối . Tôi muốn là người yêu của cô. Có điều, hehe, tôi sợ bị thằng đi Simson nó đạp bỏ mẹ.

Cô giờ đã già đi như quy luật, nghe đâu đã bỏ thằng Simson rồi. Mai tôi về quê và sẽ đi tìm lại.

Em thương cô. Ái ôi...!!!



Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

20-11(2)


Lật lại bài biên năm cũ, mùa hiến chương 20/11/2014.


***



Phọt_Phẹt: A, thày giáo - tháo giày đi đâu đấy?

Thày giáo: Anh lại xỏ xiên rồi, không thấy đang xỏ giày đi liên hoan à?

Phọt_Phẹt: Tân gia, thôi nôi hay lên lương?

Thày giáo: Anh không biết hôm nay ngày gì à? 20-11, ngày hiến chương của bọn tôi. Nhà trường tổ chức bữa tươi gọi là chào mừng.

Phọt_Phẹt: Hehe, chúc mừng thày nhé.

Thày giáo: Mừng cái mẹ gì. Tôi đang tính có nên đi hay không đây. Ở nhà thì tủi thân mà đi thì...tủi phận.

Phọt_Phẹt: Ơ hay. Ngày vui sao thày lại nản thế?

Thày giáo: Vui cái mẹ gì. Ăn uống thời cũng thích đấy nhưng cứ hễ đang vui một tý là bọn học trò lại kéo đến phá đám chúc mừng. Chúng tặng hoa tặng quà tặng cả phong bì.

Phọt_Phẹt: Thế càng vui chứ sao?

Thày giáo: Đã bảo là vui cái mẹ gì mà lị. Vì tôi không có phần và nhiều đứa cũng chẳng biết tôi là ai. Chúng toàn tặng ông hiệu trưởng, bà hiệu phó, cô chủ nhiệm, thày cô các bộ môn toán lý hóa sinh thôi.

Phọt_Phẹt: Ơ thế thày dạy môn gì?

Thày giáo: Thể dục. Anh xem thế có đen không. Mà môn thể chất này bọn học sinh ghét nhất trần đời đâm ra chúng ghét lây sang cả tôi.

Phọt_Phẹt: Ơ, cứ tưởng là môn lịch sử chứ?

Thày giáo: Môn ấy là đầu bảng ngoại hạng. Nhưng vì đưa vào thi thố nên hố hố lại hay. Tôi cứ ước môn thể dục được đưa vào thi tốt nghiệp.

Phọt_Phẹt: Ý thày là có lộc?

Thày giáo: Lộc lá mẹ gì. Tôi cần bọn học sinh có thể chất khỏe mạnh để làm người hữu ích thôi. Giỏi mấy giỏi nhưng yếu như sên thì sến lắm. Cái nước mình trọng cái não hoạt nhưng khinh cái thân cường. Chửa kể là nhiêu khê thơ phú văn chương nhạc nhẽo.

Phọt_Phẹt: Đéo mẹ, chả có nhẽ tôi đưa thày lên làm nhà quy hoạch giáo dục. Bởi bọn làm chính sách chúng đều kém cỏi về cả thể chất lẫn tâm thần.

Thày giáo: Tôi vai u thịt bắp mồ hôi dầu đâu chen chân với các thành phần hoạt não được. Ấy là cái định vị biết mình biết người vậy.

Phọt_Phẹt: Gớm, thày phải dạy môn triết học mới phải.

Thày giáo: Cái nước ta không ưa lý luận. Họ ưa sự bát nháo tào lao. Tôi toan đưa thần học và thiên văn vào giảng nhưng họ lại cho là phản động mới lại tâm thần. Người ta thích dạy những thứ vô bổ nhưng cao siêu, điêu toa nhưng luôn là... chân lý.

Phọt_Phẹt: Sao thày không nghỉ đi?

Thày giáo: Anh bảo tôi nghỉ thì biết làm gì? Nhẽ dạy lợn nhảy xa, dạy gà đấu kiếm?

Phọt_Phẹt: Ít ra thì thày dạy con cái thành vận động viên điền kinh hay bóng chuyền chả hạn?

Thày giáo: Nếu tôi dạy điền kinh thì chúng sẽ đi...chạy việc. Và bóng chuyền hehe chúng sẽ... búng bùn sang ao.

Phọt_Phẹt: Thày lại chơi mấy cái môn cổ truyền rồi. Định ngậm máu phun người rồi tát nước theo mưa chăng?

Thày giáo: Tôi không giỏi chơi mấy trò ấy. Tôi vốn thày giáo nên chỉ giỏi món... tháo giày. Thi thoảng xưng danh thày trò rồi...thò chày cho hợp nhẽ. Mà anh làm nghề gì mà thông tuệ thế?

Phọt_Phẹt: Tôi diễn viên xiếc.

Thày giáo: Diễn trò gì?

Phọt_Phẹt: Lộn gằm Đại du.

Thày giáo: Đéo mẹ, hé hé hé...Tôi đi ăn cỗ đơi. 

Phọt_Phẹt: Nhớ tháo giày nha, thày giáo.


Bonus thêm cái ảnh cho máu:

20 - 11 (1)



Phọt_Phẹt: A, chào nhà giáo. Đi đâu mà vênh váo thế?

Nhà giáo: Đưa kiến nghị lên bộ, yêu cầu không được " thủ tiêu" môn lịch sử. Cải cách cái mẹ gì mà tinh thấy đoạn tuyệt đi...nguồn cội.

Phọt_Phẹt: Nói nhà giáo bỏ quá chứ, theo tôi vứt cái môn ấy đi là hơn. Có ai học đâu mà đòi dạy. Mấy lại ta làm gì có sử.???

Nhà giáo: Anh chỉ được cái bố láo bố xiên thôi. Chói lói sáng ngời rành rành ra đây mà bảo không có là sao?

Phọt_Phẹt: Tô vẽ và bôi bẩn thôi. Tôi lạ đếch. Người ta VIẾT sử, thậm chí LÀM sử, GIA CÔNG CHẾ TẠO sử chứ có CHÉP sử đéo bao giờ đâu. Ôi thôi, cái mồm, cái mồm...

Nhà giáo: Anh là phản động lắm. Mà đi đâu nom hớt hải thế?

Phọt_Phẹt: Cũng lên bộ, kiến nghị đưa thiên văn và thần học vào sách giáo khoa. Sống mà tù mù phương hướng chẳng biết giời đất giăng sao và ăn mày từng mẩu đức tin thất lạc thì chúng ta chỉ là lũ vượn. Rồi bốn nghìn năm ta lại là ta - từ trong hang đá chui ra - hét lên một tiếng rồi ta...chui vào, hiuhiu.

Nhà giáo: Đường lối phương hướng, chiêm tinh dự báo đảng ta là thiên tài. Đảng ta cũng là hiện thân của thần học, tôn giáo và đức tin. Thế là an tâm chưa? Có rút kiến nghị đi không thì bẩu?

Phọt_Phẹt: Nhà giáo độc tài và độc quyền chân lý thế thì dạy được ai? Triết lý giáo dục vứt xó nào rồi?

Nhà giáo: Ta làm đếch gì có triết lý giáo dục. Tôi đố anh tìm ra đấy.

Phọt_Phẹt: Chẳng phải nhân bản - dân tộc & khai phóng đó sao?

Nhà giáo: Anh đừng có đào cái thây ma VNCH ấy lên mà trêu ngươi tôi. Ta tuy không có triết lý giáo dục nhưng có một tinh thần học tập không quốc gia nào sánh được. Đó là học, học nữa, học mãi, rồi...hộc máu. Ấy là chửa kể cái truyền thống " tiên học phí - hậu học thêm ", huhu...

Phọt_Phẹt: Bỏ mẹ thật. Xin hỏi nhà giáo năm nay bao tuổi?

Nhà giáo: Tôi hiu rồi. Về chế độ một cục.

Phọt_Phẹt: Vậy hãy để vấn đề giáo dục nước nhà cho những người đương thời họ lo. Chứ xứ ta mấy ông hiu trí là lắm mồm lắm. Nhà giáo cũng không ngoại lệ.

Nhà giáo: Nhưng chúng ta không được phép quên đi lịch sử và hủy bỏ nó trong sách giáo khoa.

Phọt_Phẹt: Không ai quên và cũng không ai hủy bỏ cả. Chỉ là lồng ghép lại cho dễ truyền bá thôi mà. Sử đã khô như ngói thời gói vào tàu lá chuối rồi đun lên với khố rách áo ôm chả sinh động và duyên dáng hay sao. Chửa kể gần 100% bọn học trò coi đó là sự lựa chọn. Đừng cố nhét nhồi những gì chúng không thích.

Nhà giáo: Nhưng lịch sử và môn học lịch sử không có tội.

Phọt_Phẹt: Phải rồi. Tội vạ là do kẻ tạo ra. Mọi sự tô vẽ đều thối tha và bôi đen lại càng bẩn thỉu. Lịch sử là SỰ THẬT, giản dị như một triết lý bình dân, nhưng mấy ai chịu hiểu.

Nhà giáo: Thôi, anh làm tôi đau đầu bỏ mẹ. Đi làm vài ve không?

Phọt_Phẹt: Tôi góp gái nhớ. Có TỬU mà không có SẮC thì khác mẹ gì có LỊCH nhưng không có SỬ. Phỏng ợ?

Nhà giáo: Tiên nhân anh. Đi nào!

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Họ Lừa

Ăn cắp trên Lét nên chả phải hỏi bố con nhà thằng hàng xóm  - đăng lên đây lấy le với gơl.

Không biết cách tán gái hả. Lại muốn có vợ ư? Hãy nhìn những mẫu câu dưới đây, chắc chắn sẽ kiếm được nửa kia của mình.

Có câu nói “con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt”. Cho nên những câu nói hài hước dí dỏm là một vũ khí cực kì hiệu quả để “hủy diệt” trái tim nàng. Nào hãy cùng bắt đầu với những mẩu chuyện hài hước dưới đây nhé!

[​IMG] 
1. Em làm bạn gái anh được không?
-Tất nhiên là không?
– Thế em có biết anh vừa nói gì không?
– Tất nhiên là biết?
– Anh vừa nói gì?
– Em làm bạn gái anh được không?
– Anh đồng ý!
[​IMG] 
2. Mình yêu nhau em nhé?
– Ok! Nếu anh tìm được điểm giống nhau giữa hai chúng ta…
– Được rồi, giờ có hai phòng, một phòng toàn nam, một phòng toàn nữ. Em chọn phòng nào?
– Tất nhiên là phòng nữ!
– Anh cũng vậy!


3. Em có đồng ý yêu anh không?
– Không! Người yêu em phải là người vừa dũng cảm vừa mưu trí!
– Anh từng cứu em suýt chết đuối ở dưới hồ mà…
– Hành động đó dũng cảm đấy, những chưa nói nên sự mưu trí của anh.
– Thế em có biết ai đã làm cho thuyền chìm không?


4. Trưa rồi mà anh chưa dậy à?
– Anh dậy lâu rồi, đang chờ đi viện khám bệnh
– Bệnh gì vậy?
– Bệnh nhớ em…
[​IMG]
5. Anh! Anh có dám hét lên với thế giới rằng anh yêu em không?
– (Chàng trai thì thầm vào tai cô gái): Anh yêu em!
– Em muốn anh hét thật to cho cả thế giới nghe cơ!
– Anh không cần phải làm thế đâu em, vì em chính là thế giới của anh rồi !

6. Này em, em có mỏi chân không???
-Vì em cứ chạy loanh quanh trong tâm trí của anh mãi thôi!

7. Anh có dám hứa là sẽ đi với em đến cuối con đường không?
– Không! Anh không thích hứa…
– Vậy là anh không can tâm vì em rồi…
– Đừng hứa… đừng thề em ơi…
Hãy để mọi chuyện tự nhiên…
Lời hứa có thể làm chúng ta buồn…
Lời thề có thể làm chúng ta đau…
Vì vậy hãy thật lòng với nhau là đủ rồi.

8. Anh có thể làm gì nếu yêu em?
– Anh có thể lao vào sa mạc, phanh thây giữa chiến trường, anh có thể lao vào biển lửa vì em, anh có thể dời núi, ngăn sông…
– Vậy anh không thể làm gì?
– Anh không thể ngừng chém gió em ạ!

9. Em yêu! Nhiều khi anh chỉ muốn gọi điện để nói với em rằng anh yêu em đến nhường nào
– Vậy tại sao anh không gọi em?
-Bởi vì một giọng nói đã ngăn anh lại…
– Èo, giọng của ai vậy anh yêu?
– Số tiền của quý khách không đủ để thực hiện cuộc gọi này!

10. Anh ơi! Em nhận ra mình không có tình cảm gì với anh, mình chia tay nhé!
– Gì vậy em yêu? Anh đang định qua nhà em đây này…
– Mưa to gió lớn thế này qua làm gì?
– Anh vừa mua ô tô mà, khỏi lo ướt!
– Haha, thiệt hông?

11. Hôm qua em vừa nói yêu anh nhiều lắm mà, sao giờ lại nói chia tay?
– Em đùa anh thôi, xem anh phản ứng thế nào?
– Em này, lần sau đừng đùa vậy nữa nhé!
– Vâng, em hứa! Anh lái ô tô qua đón em đi chơi đi!
– Hihii, anh đùa em thôi! Anh làm gì có đất bán mà mua ô tô!

Thơ não nề

Vác từ nhà thằng Phọt phẹt về.


Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
Ông Tản Đà nói như chôn cột
Vài trăm năm chưa hẳn đã lung lay.
Đất nước này không thiếu những bàn tay.
Cả khối óc và con tim nóng đỏ
Sao phận người mãi như trâu, như chó
Kiếp lênh đênh trên non nước gập nghềnh.

Đất nước này liệu có hình hài không?
Để người mãi ra đi tìm hình của nước
Nhiều thế hệ đi trước
Bảo đất nước này hình tia chớp đêm giông.

Nước gì đâu sao lắm bến không chồng
Cảnh đò ngang cây cầu sập gãy
Con gà nhép bỗng dưng biết gáy
Nát cả hoàng hôn.

Nếu như tin đất nước có tâm hồn
Hình hài đâu để mà trú ngụ
Hay cứ mãi phập phù nơi cư trú
Để một ngày hồn bỏ xác đi hoang.

Bốn nghìn năm vẫn canh cánh nỗi bàng hoàng
Không lớn nổi trong đùng đoàng khói lửa
Hùng tài sinh trong loạn thế
Thái bình ăn thịt lẫn nhau.

Giờ chín mươi triệu vẫn không ai người lớn
Tại làm sao và cớ làm sao
Dấu hỏi móc vào tia chớp
Beng leng rung giật trong giông.

Ôi thương những cánh đồng
Đàn có trắng
Bầy trâu già
Lời ru vấp ngã

Ôi thương hạt mưa sa
Giếng khơi
Cây đa
Tơi tả

Ôi thương thân ta
Một đời
Nghiệt ngã
Bởi đất nước
Quá già
Hình hài
Vô định
Mất mát
Đớn đau
Thương chuyện trầu cau
Tưởng hay
Nhưng cay
Và đắng
Chút hồn thiêng còn lắng
Sao không ai gọi về
Đất nước
Ê chề
Ê chề
Ê chề
Hê hê.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Mảnh đất lắm người nhiều ma. Khà khà...





Đi tìm cái tôi đã mất - Tùy bút chính trị của cố nhà văn Nguyễn Khải, hehe.


Chị đây đích thị Tạ Phong
Tần nền dân chủ két mòng lele.






Sự nghiệp bắt chó vẻ vang
Giống hệt cảm tử ba càng diệt tăng.


Khen cho con tạo khéo nảy nòi
Củ quả có cả bướm lẫn đoi
Ví đây đổi phận thành cam táo
Thì mận lê kia nhẽ phê lòi.


Chải lông cũng rất kỳ công
Bên hông có một cái lồng... phòi ra.

Cụ găm mắt toét tối tăm con tiều.


Chênh nhau đến mấy trăm nghìn
Làm cho các giáo vãi lìn...vào sư.


Sự nghiệp dỗ trẻ thời nay

Oai hùng hơn cả những ngày kháng chiên ( aka chiến )


Cảnh trong phim " Nhiệm vụ bất khả thi " - Bản Việt hóa.


Mấy đời bánh đúc có xương
Nghìn năm bành tổ hưởng dương thế này.
Mả bố cái thằng bất hiếu - dám ngồi lên đầu tiên sư nhà nó.


Khớ khớ khớ... (anh thì đéo dám đăng đâu - chả qua ló cứ dính vào lên anh phải dán thui - khổ anh nắm)


Làm quan có dạng - làm dáng...có hình. Hehe.


   Thôi thì bonus cho lũ con bò câu hỏi thăm hỏi thân mật của người Thổ theo phong cách Pháp nhé: Kin hi to madam - keke ... ke.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Luận về Dâm

Ấy tại cái tật nhàn hạ dễ sinh hư, không bú diệu, chém gió thì lại vục mặt vào đớp hít – nhưng lần này nhân tiết Thu mát mẻ, có tý nhã hứng nên chọn chủ đề Dâm để luận – gạch đá vô tư.
Ngẫm mà xem con đéo nào chả dâm, chỉ có điều con vật nó dâm để duy trì nòi giống nhà nó mà thôi, chứ con người ý à – Dâm là để sướng – mịa, thử cãi xem: Từ nhóc tý, chim bướm chửa có lông đã biết nhòm xem người ta đái ỉa, hôn hít rồi – chứ mấy thằng già 7 – 80 tuổi vẫn còn vác cặc đi khắp xóm để dê. Bố khỉ cái nết Dâm của người (anh cũng đéo loại trừ đâu nhé).
Con người có bao nhiêu giác quan thì có bấy nhiêu nết dâm nằm trên đó. Với ngũ giác quan đã được phân định rạch ròi thì ta sẽ có: khẩu dâm (miệng lưỡi ) - thính dâm (tai ) - thị dâm (mắt) - khứu dâm (mũi) - xúc dâm (chân tay).
Ấy là Tớ nhét cái vị dâm (lưỡi) vào cái khẩu dâm cho vị chi ra ngũ để lấy chỗ cho lục aka giác quan thứ sáu xếp sau. Cái này người có người không và thuộc vào loại hiếm có khó tìm. Nếu ai đó có giác quan thứ sáu thì Tớ xin phép được đặt tên cái nết dâm nằm trên đó là...hoang dâm. Bởi nó hoang đàng, ma mãnh và âm lịch bỏ mẹ, hehe.
Khẩu dâm (miệng lưỡi) hay được các giáo khoa thư về tình dục học nhắc đến với cái tên Tây khá mỹ miều là oral - sex áp dụng cho đàn ông và blow - job áp dụng cho đàn bà. Tớ không hiểu kỹ nghĩa nguyên bản là gì nhưng tinh dịch ra tiếng ta thì đa nghĩa lắm. Với những nữ sinh học trường nhạc thì có nghĩa là "thổi kèn", với những anh chàng làm nghề chăn nuôi thì có nghĩa là "vét máng", còn với số đông quần chúng thì nó có nghĩa là nâng cánh chim - dìm cánh bím. Đại khái thế!
Khẩu dâm đóng một vai trò thiết yếu trong việc duy trì hạnh phúc lứa đôi, bất kể là nhi đồng thối tai hay bô lão khai bẹn. Tuy nhiên ở cái xứ sở An-nam hình rươi thần thánh này thì việc đó hẵng còn thụt thò lắm. Không hẳn bởi vấn đề vệ sinh dịch tễ mà là cái cơ chế đạo đức rối rắm tối tăm. Người ta coi hành vi này là không đúng với thuần phong mỹ tục, thậm chí là trái với đạo lý làm người, vài nơi còn bị coi là đi ngược với tinh thần hiến pháp và cả những tấm gương ưu tú lãnh tụ sáng ngời. Lý luận chung là như thế nhưng riêng với các anh em quan chức nước nhà thì khẩu dâm chỉ đơn thuần là...nói cho sướng lỗ miệng, hehe.
Ngược hẳn với khẩu dâm, thính dâm (tai) ít được nhắc đến trong tình dục học. Không phải là do thính dâm kém tắm hơn khẩu dâm mà bởi tại các giáo sư soạn giáo khoa thư thường là...bị điếc. Mà bọn điếc thì nghễnh ngãng lắm nên sự nhỡ nhàng đó nên coi là tai nạn và là cơ hội cho Tớ thông não giáo hóa chúng sinh. Nếu khi làm tình chẳng liếm được nhát nào quanh vành tai thì hãy thổi đầy những lời yêu thương vào lỗ nhị, ôi quên, lỗ nhĩ.
Sướng chẳng kém gì cái khẩu dâm kia đâu, thậm chí còn hơn với những anh mồm loe răng vẩu lưỡi gầu sòng. Hiuhiu.
Giờ ta bàn về thị dâm. Chao ơi Tớ sung sướng đến tương tư khi gặp các cô nàng mông to vú nở và cũng cam đoan rằng các vàng son luôn nặng nỗi hoài lang bởi sự tuấn tú và uy vũ lúc lâm sàng (là lên giường nhé, chứ không phải...sắp tử). Trong hành vi tính dục nhiều người chỉ nhìn thôi đã sướng. Tớ vẫn nhớ cú phóng tinh đầu đời là khi chứng kiến cặp song cẩu đi tơ nơi mé cổng nhà. Nhiều anh tốt phúc còn được xem trọn bộ phim sex thủa hồng hoang, thậm chí là được giời thương khi cận cảnh chiếu giường của những cặp vợ chồng hay tình nhân thơ thẩn. 
Giáo khoa thư về thị dâm cũng không có nhiều nhưng với một trung niên bù bựa sắp hưu như Tớ thì nếu được nhìn lại cặp song cẩu đi tơ ở bất kỳ đâu đó mà lại phóng tinh thì chắc chắn là Ba Bình...thất thủ. Chẳng tại bởi cái uy vũ không còn mà là do...mắt kém. Tớ cải tạo và nâng cấp thị lực cũng như thị dâm bằng cách nhìn ảnh trên đồng bô-li-me 500k xanh biếc mong manh. Ơi hỡi cao xanh hehehe.
Khứu dâm ư? Tớ có trao đổi với anh Bín bần nông, gáo sư đại học Óc - Phọt trứ danh xứ Ăng - lê mù sương thì được biết đó là hành vi chỉ ngửi thôi đã sướng. Anh tuy bị tịt mũi kinh niên nên cái khứu dâm hơi hạn chế nhưng bù lại khẩu dâm anh lại cực  huy hoàng. Câu cửa miệng của anh luôn là: " mình vét máng bằng cả...tấm lòng". Tớ không bị tịt mũi như anh nên khi gặp những dáng kiều thơm tho thì đi theo người ta như ma dẫn lối. Những hạng đàn bà mà có dị hương thì phần đa đều làm mẫu nghi thiên hạ cả, còn những bọn xú hương khi vào nhà ai có chó thì đều bị đớp cho tơi bời.
Lịch sử Trung Hoa ghi nhận nàng Dương Quý Phi dắm thơm như mùi trắc bách diệp nên nỗi mấy đời vua Đường triều mê mẩn triền miên và khứu dâm của các đấng quân vương phát tiết cực kì rực rỡ. Chả thế mà thi ca nổi lên xiêm y thõng thượt thiên hạ thái bình. Âu cũng là cái phúc đức cho trăm họ vậy.
Xúc dâm ( tay chân ) được giáo khoa thư về tình dục nhắc đến với cái tên Tây khá là long trọng, hand - job, tinh dịch ra tiếng ta thì cũng đa - di - năng hàm ý sâu xa. Nào là " xóc lọ ", " quay tay ", nào là " tuốt lươn ", " vê cột "...Nhẽ ai cũng biết rồi nên Tớ chẳng nói mà chi. 
Còn cái giác quan thứ sáu (hoang dâm) kia thì sao? Xin thành thật mà nói là khoa học thế giới chưa động đến. Ấy nhưng ở ta thì Tớ thấy: Không gì sung sướng bằng sự hoang dâm suy nghĩ – giống như cái bài báo nào mới đây đã dám đăng (tớ lười xem TV, đéo biết có hiện hồn không nữa): Một ông bị hạn chế về học hành bằng những máy móc gỉ sét có từ thời Phớp đã sáng chế ra được một động cơ chạy bằng … nước lã, thì cái sự hoang dâm nó dư thế nào rồi phải không lũ con bò.
Xin được dừng bài sơ luận ở đây. Mời tán thêm cho tòe loe chích chòe nức nở.


Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Con Mõ rồi lại làm Vua

Nhặt trên nét, đéo biết của thằng nào - tháy hay đăng cho lũ con bò học hỏi.



Tuổi trẻ tài cao, lại biết đem tài năng cống hiến cho đất nước thì người dân được nhờ. Và câu chuyện anh Bảo thăng tiến siêu tốc làm mình phấn khích kinh khủng, vì thế mình tò mò về anh.

Mình đoán, anh tốt nghiệp THPT năm 18 tuổi và theo trình tự anh sẽ tốt nghiệp đại học tại Đà Nẵng năm 23 tuổi, như thế là chuẩn men.

Lạ lùng, năm 25 tuổi anh được UBND tỉnh Quảng Nam cử đi học Thạc sỹ ở Mỹ. Sau 2 năm, tức là 27 tuổi về nước. Và nhanh như chớp, anh trở thành Phó trưởng phòng, đến Trưởng phòng tại khu kinh tế mở Chu Lai, tiếp đó là Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, rồi đến Phó giám đốc Sở và nay là Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư chỉ vỏn vẹn trong vòng...3 năm. 

Tài năng như thế, phải gọi là thần đồng chính trị mới chính xác. 


Tò mò về anh, mình vào trang cơ sở dữ liệu văn bản qui phạm pháp luật của văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam (http://qppl.vpubnd.quangnam.vn//E9C0C62E2…/$file/qd2613.doc) và đã có được cái Quyết định cử anh đi học và bắt đầu hiểu ra sự thật vì sao anh trở thành "thần đồng chính trị". (Xem quyết định cử anh đi học ở hình trên).

Trong Quyết định số 2613/QĐ-UBND ngày 22/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam ghi: 

Điều 1. Cử ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh ngày 01/01/1985, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng xếp loại giỏi đi học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính và Chiến lược tại trường Claremont Graduate University - Hoa Kỳ.

Thời gian đào tạo 02 năm, kể từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2012.


Điều 2. Chế độ trợ cấp đi học của ông Lê Phước Hoài Bảo thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 27/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam kể từ ngày 01/8/2010.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Ngoại vụ, Tài chính tỉnh, ông Lê Phước Hoài Bảo và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Tinh ý một chút, các bạn sẽ thấy, Quyết định cử anh Bảo đi học Thạc sĩ ở Mỹ được ký ngày 22/8/2011, nhưng lại ghi rõ "Thời gian đào tạo 02 năm, kể từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2012". Điều này có nghĩa là anh Bảo đã đi học được 1 năm rồi thì mới có quyết định cử...đi học và nhờ quyết định này, anh được hưởng trợ cấp của tỉnh. 

Ai có thể làm được điều đó?

Tiếp theo, cái tên của Quyết định ghi: "Quyết định cử sinh viên tốt nghiệp đại học đi học sau đại học ở nước ngoài" và tại Điều 1 của quyết định này ghi: "Cử ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh ngày 01/01/1985, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng xếp loại giỏi đi học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Tài chính và Chiến lược tại trường Claremont Graduate University - Hoa Kỳ". Điều này có nghĩa, thời điểm ký quyết định này anh Bảo của chúng ta vẫn đang là "sinh viên tốt nghiệp đại học" chứ chưa phải là cán bộ, công chức. Hiển nhiên, nếu anh là cán bộ, công chức thì trong quyết định sẽ ghi rõ anh là cán bộ, công chức của cơ quan nào đó mới đúng. 

Vậy điều gì khiến quyết định phải ghi anh là sinh viên? Rất đơn giản, bởi đối tượng được cử đi học trong trường hợp này phải là...sinh viên! 

Một người tốt nghiệp đại học ở tầm tuổi 25-26 thì không thể được gọi là thần đồng nữa nhỉ?

Mà nếu không phải thần đồng thì chắc chắn phải có lý do khác. Đương nhiên, không cần nói nhưng ai cũng hiểu, nếu bố anh là thường dân thì có nằm mơ cũng đừng mong có chuyện "lớn nhanh như Thánh Gióng"!

Ta cũng thấy, tháng 8 năm 2012 anh Bảo về nước ở tuổi 27 với tấm bằng Thạc sĩ trong tay, anh có ngay một công việc trong cơ quan nhà nước. Giả sử anh được vào biên chế công chức ngay thì anh Bảo cũng phải trải qua 1 năm làm chuyên viên tập sự. Theo qui định của Bộ Nội vụ, công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 3 năm (36 tháng). Như vậy, cho đến thời điểm này, anh Bảo vẫn chưa đủ điều kiện thi nâng ngạch chuyên viên chính, trừ phi anh này được đặc cách nhảy cóc! 

Nên nhớ, theo qui định của Bộ Nội vụ, một trong những tiêu chuẩn "cứng" của Giám đốc sở là chuyên viên chính.

Việc một người, bằng quyền lực của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp dàn xếp ghế cho người thân của mình nắm giữ vị trí quan trọng một cách bất thường thực chất là một dạng tham nhũng - tạm gọi là "tham nhũng ghế" hay "tham nhũng quyền lực". Hình thức tham nhũng này còn nguy hiểm gấp nhiều lần tham nhũng tiền bạc hay tham nhũng tình dục, vì nó công khai ngồi xổm trên dư luận, làm xói mòn niềm tin của dân chúng và đánh mất cơ hội cống hiến của những người thực tài.

Dường như trong Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật ở nước ta chưa có khái niệm "tham nhũng ghế" thì phải. Tiếc thay hay mừng thay! 


***

TIỂU TINH XUÂN ANH.



Xuân Anh là tài năng thực sự. Chả thế mà Thái thượng hoàng Nông Đức Nổ dăm ba lần qua chén rượu đưa đẩy câu chuyện có nói: "Nếu sinh con mà được như Nguyễn Xuân Anh dẫu có chết nhắm mắt cũng sung sướng, an lòng".

Xuân Anh thông minh từ bé. Song thân, ông bà thử bằng cách bày đồ vật trên bàn để cho chọn. Xuân Anh tay phải chọn con dấu của phụ thân, tay trái cầm thẻ tín dụng visa phụ mẫu. Gia đình đoán con mình sau này tất sẽ giữ tay hòm chia khóa ngân khố quốc gia. Dặn gia nhân trong nhà giữ kín không cho ai biết.

Xuân Anh biết nói rất sớm, tiếng nói đầu đời không gọi song thân là bố mẹ mà gọi là đồng chí. Ai cũng lấy làm lạ. 4 tuổi đã biết đánh vần, sang tuổi thứ 5 trình độ ngoại ngữ tiếng Ăng lê giỏi đến độ nghe hiểu chương trình Cartoon Network, phân biệt được chuột Mickey với thủy thủ Popeye khác nhau như thế nào. Năm lớp 2 học xong phép nhân chia, cộng trừ thành thục. Trí tuệ mẫn tiệp vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa. Năm nào cũng được danh hiệu cháu ngoan Ông Cụ.

Có lần đi học Xuân Anh gặp một lão ăn mày. Lão ăn mày sững sờ xem tướng mà thốt lên rằng: "Người này có chân mệnh thiên tử bét ra cũng là quan tứ trụ triều đình sang không kể hết. Bố Xuân Anh là Nguyễn Chi Chi vội cho người tìm lão ăn mày để hỏi thêm nhưng người đâu không thấy chỉ để lại đôi dép râu bên bờ Hàn giang. Phải chăng là bậc thượng tiên trên trời dạo chơi chốc lát mà thiên cơ tiết lộ?

Xuân Anh có lối đọc sách khác người, ghét kiểu tầm chương trích cú, chỉ đọc lướt cốt lấy đại ý. Loại sách Xuân Anh đọc không phải ai cũng đọc được, nào là sách: "Làm sao đất nước hóa rồng trong 20 năm", "Tầm nhìn xuyên thấu thể kỷ", "Ngũ Đức Nhân Hòa"... Có thằng bé hàng xóm bắt chước đọc sách như thế, trong vòng ba ngày thổ ra một đấu huyết mang đến y viện thì chết không rõ nguyên nhân.

Năm 18 tuổi Xuân Anh học qua 3 vạn thế sư biểu. Ngài nào cũng nhận thấy cậu rất thông minh, hiểu rộng, nhớ lâu. Có một ông được vời từ đất Trường An, sau ba tháng đã từ chối khéo không dạy nữa. Ông ta lấy cớ là: "Xuân Anh học giỏi quá, tôi hết chữ để dạy". Một ông vạn thế sư biểu dạy một thanh niên 18 mà kêu là tôi hết chữ thì thật không ai có thể nghe được! Sự thật là Xuân Anh hay hỏi căn nguyên nghĩa từng câu, từng chữ - hỏi cho kỳ hiểu mới thôi - làm cho ông nhiều khi lúng túng không trả lời được.

Gia đình buộc phải cho Xuân anh tạm xa An-nam quốc qua đất Gia Nã Đại học tập kỹ nghệ, kỹ trị vài năm.

Về cố quốc tinh hoa phát tiết, cẩn trọng trong sinh hoạt. Phàm mỗi lần liên hoan không bao giờ quá chén, luôn chấp hành tỷ lệ nhất tửu, chín Cocacola, thuốc lá cà phê coi là kẻ thù mà lánh xa. Thường ngày cuối giờ làm việc chăm chỉ đi giày Adidas, xách vợt Wilson vờn trái banh nỉ. Thật là con người sống có chừng mực.

Năm 2008, tức năm Minh Chiết thứ 3, Xuân Anh vui vầy loan phượng với tiểu thư Bùi Thị Diễm người xứ Tây Đô.

Diễm đích thực là mệnh phụ phu nhân. Vốn sinh ra từ nơi gạo trắng nước trong, rụt rè đi thi sắc đẹp An-Nam qua ảnh tiến cung chẳng dè được giải vàng Kim Đỉnh. Mặc cho đại gia, tài tử giai nhân tiền đô chất như núi đi qua mắt không thèm liếc ngang. Thật là một bực công dung ngôn hạnh hiếm có trên đời.

Lẽ đương nhiên trai anh hùng phải gặp gái thuyền quyên để đẹp duyên tàng long, ngọa hổ. Xuân Anh, Thị Diễm nên đôi lứa. Sau 9 tháng 12 ngày sinh hạ một bé trai kháu khỉnh. Nghe đồn khi sinh cháu ra, mùi hương thơm ngào ngạt, bảy sắc cầu vòng quấn quanh nhà ba ngày mới tan, hạc trắng bay rợp sông, chim phượng kêu eng éc. Đến Nghiêu, Thuấn sinh ra không được điềm lành như thế.

Âm dương hòa hợp, lại ứng với quẻ Thiên Phong Cấu. Theo lời lý giải của Kinh Dịch Đại sư Nguyễn Hiến Tạng hay Nguyễn Hiến Lê tiên sinh gì đó thì quẻ này trên là Trời (Càn), dưới là gió (Tốn) dịch hào 5 mà lý giải như sau: "Hào này ở địa vị tối cao, dương cương , trung chính, có đức tốt mà không khoe khoang (ngậm chứa đức tốt), bao bọc cho kẻ tiểu nhân ở dưới (hào 1) như cây kỉ, cao, cành lá xum xuê che cây dưa (thuộc loài âm). Như vậy là hợp đạo trời, sẽ được trời ban phúc cho. ". Quả nhiên đến giữa năm 2011, mùa hạ, Xuân Anh được nhậm chức Phó Tổng đốc Đà Nẵng kiêm Dự khuyết đại thần cơ mật viện.

Có kẻ trong dân gian xấu mồm nói Xuân Anh nhờ là hạt giống đỏ mới lên chức nhanh như diều gặp gió khi còn đang trẻ tuổi. Quả thực chưa hẳn như vậy, các cụ chúng nó còn có câu: "Có bột mới gột nên hồ". Những thằng COCC nghiện hút, ếch, si da đầy đường thử hỏi chức tước của bố mẹ có làm gì cho chúng nó được không?

Xuân Anh xứng đáng là tiểu tinh ngời sáng nhất, Người sẽ còn tiến rất xa nữa. Những lời ong ve nói xấu sau lưng, xin Người hãy coi như dắm hôi, gió thoảng. Vận nước trong tay Người. Hỡi Tiểu Tinh Xuân Anh!. Bài anh nhặt trên mạng của tên Papilon, có thiến hoạn thêm pha biên tập lại.