Bài đăng nổi bật

Triết lý con rùa

  Thôi em về đi kẻo người ta giận Không cho sướng nữa, em lại buồn. Việc nhà, việc cửa để anh lo Dù già, dù yếu dưng còn sức Giỗ tết nọ kia ...

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Lắm chuyện



Giêng hai là những ngày tháng của rộng dài, ấy nên dương gian ăn chơi la đà lắm nhưng vẫn không quên cái nết cao quý là chăm lo cho mồ mả tổ tiên theo cái tư duy khá trung tiện là TRẦN SAO ÂM VẬY.

Thế mới có chuyện vợ chồng nhà nọ đốt nguyên một con Osin bằng hình nộm to như người thật mà nguyên mẫu là đứa giúp việc tuổi mới đôi tám cho ông tam đại đặng hầu hạ việc tết nhất cận kề.

Cuối xuân đầu hạ, con bé giúp việc lù lù một đống bụng. Bà vợ xuýt xoa, gớm, tổ tiên linh thiêng, mọi nhẽ.

Nhưng ông chồng thì bối rối lắm, nom lúc nào cũng len lét như sẻ nấp diều hâu, mồm luôn lẩm bẩm một câu mang tính khẩu quyết, "địt mẹ, QUÊN ĐỐT THEO CÁI BAO CAO SU mà rách hết cả việc".

Hehe.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Tết... tết...tết.................tết đến rồi

Kết quả hình ảnh cho phọt phẹt
Người ta cứ bảo bỏ tết đi. Giời ạ, tết có tội tình chi mà bỏ đi? Người ta lý sự, tết ngày càng mất đi phong vị. Than ôi, tết vẫn nguyên si mà, mất đi phong vị là bởi chúng ta vô vị đấy thôi.
Gớm chết chết, từ lúc nắm tay cho đến khi buông bỏ, ai cũng mong tỏ tường rằng tết nay con cháu có về? Thần tình lắm nên người ta luôn hỏi, rắn rỏi hoặc mềm nhũn ra. Ấy là cái thế tình vậy, đôi lúc mỉa mai và có thể rông dài.
Tôi đi hai mấy năm và chưa từng ăn tết nơi phố thị. Không phải tôi ghét bỏ gì chốn ấy mà bởi phận con cả nên tết nhất phải về với song thân. Chả lo được gì đâu nhưng đỡ đi cái tiếng mất mặt. Cho cả tôi và cả những bề trên, với vô khối nhiêu khê và cũng lắm nỗi niềm.
Cứ quãng hăm tám hăm chín âm là tôi về với mẹ theo đúng cái lối vội vã giở về vội vã ra đi. Năm nào cũng vậy, mồng hai tết lại đã tất tả ngược xuôi bởi còn nhiều chốn nhiều nơi cần giá đáo. Sự ấy đã thành lệ chứ chả phải nhiêu khê gì. Gớm, mỗi năm có một ngày tốt, ngày tốt cho ta gặp nhau. Há chẳng phải là chân chính lắm?
Nhưng chân thành mà nói, năng gặp không hẳn đã hay. Cái thói của người xứ ta buồn cười lắm, là chả mấy khi hỏi nhau sức khoẻ có dồi dào mà tinh đi soi mói hầu bao hay chức tước. Những người rủng rỉnh xu hào hay vai vế thời còn có dịp mà phô phang, chứ như hạng tôi đây thì ngượng ngùng xấu hổ rất. Ấy là chửa kể những kẻ bông phèng thời còn chả biết ăn nói ra sao. Thành ra buồn bã lắm.
Tết nay nhẽ tôi ở lại với phố phường một phen bởi nghe nói những ngày này Hà thành thần thánh lắm. Là sự vắng vẻ, trầm mặc và đôi chút cô liêu. Khác xa với cái bản mặt ồn ào, bụi bặm và vô pháp vô thiên thường nhật. Nhưng chính yếu nhất là đáp cái lễ nghi với bậc song thân đẻ ra con “ mái già” nhà tôi. Nhà neo người nên tết nhất năm nào cũng chỉ mỗi hai thân già lủi thủi, cám cảnh ra trò. Là nhẽ định thế thôi chứ đến cận ngày lòng lại chộn rộn muốn về nơi cắt rốn. Cái thời khắc, cái khí tiết nó làm động lòng ghê gớm lắm. 
Hôm nay đã là ngày mười lăm tháng chạp, tết đang đủng đỉnh đến nhưng thiên hạ thời hối hả lắm. Hỡi loài người thông minh, sao lại dại dột chạy đua với thời gian và xuẩn ngốc so kè cùng tết? Hãy thong thả nhẩn nha mà hoà mình với đất trời cho hồn xuân phơi phới, thế có phải thuận thiên không? 
Là cứ ăn nói hàm hồ thế, chứ tôi biết thời gian nào có đợi chờ ai bao giờ. Chẳng vắt chân lên thời thành ra lạc hậu rồi lại trơ gan cùng với tro tàn thôi. Có ông thi sĩ nào đó còn réo rắt, rằng nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ bởi sợ những mầm non chưa kịp hái đã vấp phải những tàn phai.
Đang sửa cái lễ nhạt cúng ngày rằm cuối cùng của năm cũ thì mẹ tôi gọi. Ngôn lời lại như bao tết xưa, rằng hôm nao thì về? Giời ạ, hóa ra cái nỗi lòng của người già cũng tha thiết lắm. Tôi biết mẹ mong chúng tôi về để khoe. Không phải khoe công danh hay vàng bạc của từng đứa. Mà là khoe con, khoe cháu.

Bởi đó là thứ tài sản quý giá nhất mà bà làm ra trong suốt gần bảy mươi năm qua. Giời ạ.

Tiễn Táo Quân lên Thượng giới 2017


Nỡm: Gớm, bao năm, nay ông mới về chính ngày.

Táo: Về sớm anh nhiếc tôi ra rả. Muộn thì chả có cá lên. Từ giờ giở đi cứ chính ngày tôi về.

Nỡm: Ông yên tâm đê, năm nay có BRT rồi. Hanh thông mọi nhẽ.

Táo: Là cái mẹ gì? Ối đấy, cấm bỏ được cái nết nói tục văng bậy khi ở với nhà anh.

Nỡm: Là xe biz nhanh. Năm nay ông lên thiên đình bằng biz nhanh. Nghe nhở?

Táo: Đi gì cũng được, miễn anh đừng “ tiễn” tôi bằng K59 của tay gì kiểm lâm mạn Yên Bái. Gớm, hạ giới các anh năm nay loạn quá thể.

Nỡm: Thượng bất chính thì hạ tắc loạn thôi. Hà tất ông phải kêu rên. Mà bọn nhũng nhiễu ấy chết bớt đi cũng được.

Táo: Anh ác khẩu vừa vừa thôi. Mà cái tệ nạn ấy bác cả nhà anh chống mãi mà chửa ra cơm cháo gì à?

Nỡm: Chống gì thì cũng phải cần có cơ chế. Chứ đằng này tinh bằng hô hào miệng mí khẩu hiệu suông và nghị quyết rung chuông. Không sập giàn là may chứ chống cái ếch. Chẳng có kế sách mẹ gì hay ho ra trò cả nên đang kêu nhân dân vào chống hộ kia kìa.

Táo: Nhân dân có quyền lực gì đâu mà chống. Chỉ có quyền lực mới sinh ra tham nhũng. Như hạ giới các anh, quyền lực tuyệt đối sinh ra tham nhũng tuyệt đối. Đem nhân dân ra chống khác gì đấm bòi vầu sông. Ấy đấy, lại nói bậy rồi, hehe.

Nỡm: Ông bỏ mẹ cái tật lưỡi chẻ hoe ấy đi. Thích gì thì cứ phóng mồm mà phọt ra. Thế phải làm thế nào? Chầu chực thiên đình bâu niên nhẽ không ngộ ra gì đĩnh đạc?

Táo: Chỉ có tham nhũng mới chống được tham nhũng thôi. Hay chính xác ra là chỉ có bọn tham nhũng mới chống lại được…bọn tham nhũng. Anh hiểu không?

Nỡm: Hiểu. Và tiếng súng Yên Bái là một ví dụ điển hình?

Táo: Phải. Anh bố láo bố xiên thế mà cũng thông minh ra phết. Tôi ban khen, nghe chưa.

Nỡm: Thánh họ. Ăn gì để tôi còn mua cúng?

Táo: Ăn gì giờ cũng sợ. Anh cúng tôi dăm vài con cá ở Fomosa Hà Tĩnh được không?

Nỡm: Cá mú ở đó giờ hiếm lắm, không hẳn do chết bởi xả thải đâu mà về cơ bản nguồn lợi thủy hải sản đã cạn kiệt do lối đánh bắt tận diệt của bần nông. Ông ăn thứ khác đi.

Táo: Thế cá hồ Tây cũng được. Tôi thiếu chất tanh nên chỉ thèm cá.

Nỡm: Ủ ôi, riêng cá ở đó thì chết hết rồi. Đích thị do ô nhiễm.

Táo: Thế mà tôi nghe người ta bảo là do không biết bơi cơ đấy. Thôi, anh cúng gì tùy tâm nhá. À mà cụ Rùa hồ Gươm chẳng hay có khỏe?

Nỡm: Ông hỏi thì mới nhớ. Thăng hồi đầu năm rồi. Chết già.

Táo: Uh, cụ ấy đi lại là điềm lành. Thế có giám định tử thi để xem là Rùa hay là Giải không?

Nỡm: Ông hết chuyện rồi à? Tấu sớ chuẩn bị đến đâu rồi?

Táo: Năm nay tôi tân tiến nên có nhờ thằng ĐÁNH MÁY tốc ký hộ cho. Xong từ đận giữa chạp.

Nỡm: Giời ạ, thằng đấy chui từ mồm các quan mà ra. Mà mồm quan thì trôn trẻ. Ông nhờ nó có đúng QUY TRÌNH không?

Táo: Tôi không biết. Nhưng thấy bọn đúng QUY TRÌNH tinh những con ông cháu cha cả nên cũng có an tâm.

Nỡm: Ông quan liêu lắm, không thấy tấm gương Trịnh Xuân Thanh à? Đúng QUY TRÌNH đấy. Giờ thì sao nào?

Táo: Chả sao cả, bởi sự đào tẩu của anh ấy cũng như nhiều anh đúng QUY TRÌNH khác đều rất đúng…QUY TRÌNH, hehe.

Nỡm: Giời ạ, ông có im đi không. Nằm xó bếp mà cứ oang oác thế.  Tuần đinh nó gô cổ lên phường thì lại tha hồ mà trình bày. Thôi, không còn gì nữa thì để tôi thắp hương cúng tiễn. Nước lã mí khí giời thôi nhá.

Táo: Đã bảo tùy tâm mà lại. Anh gọi cái BRT cho tôi luôn đi.

Nỡm: Cái này không đón tại gia, mà ông phải ra đúng tuyến. Để tôi tăng – bo cho một đoạn.

Táo: Thôi, thế khỏi phiền anh. Để tôi tự lo phương tiện di chuyển.

Nỡm: Ông định đi bằng gì?

Táo: Mấy thằng cháu bên không quân có hứa cấp cho con Su - 30MK2, tha hồ mà vi vu.

Nỡm: Gớm chửa. Có rơi ở đâu thì nhớ quẹt diêm phát tín hiệu để tôi đến cứu nhá.

Táo: Tiên nhân anh. Chỉ được cái ác miệng. Thôi tôi đi nha. Khà khà…
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ngọn lửa và ngoài trời