Bài đăng nổi bật

Triết lý con rùa

  Thôi em về đi kẻo người ta giận Không cho sướng nữa, em lại buồn. Việc nhà, việc cửa để anh lo Dù già, dù yếu dưng còn sức Giỗ tết nọ kia ...

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Chuyện lão bán chim ở chợ Bắc Hà


Bắc Hà là một trong vùng văn hóa đặc sắc của Lao Cai. Câu chuyện ở góc chợ về một người bán chim thôi cũng cho ta thấy cái chất hảo hán trong con người vùng sơn cước không giống bất kì nơi đâu, chỉ biết một lần rồi nhớ mãi…
“ Hề hề mình về lâu ruồi (rồi), từ lăm sáu hai cơ. Là lính Lẹn Ben ( Điện Biên) đấy…Bây giờ thì mình sướm rồi( sướng rồi), có cháu có chát ( chắt) rồi nhá… Bà thì có tởi ( tuổi) rồi nhưng vấn còn đẹc lắng( đẹp lắm). Lão lại cười hi hi, hai con mắt dẹp như cái lá dăm khô tít lại, ánh lên tia tinh quái đầy ngụ ý của loại người có máu còn thích nhiều chyện trăng hoa.
Chợ Bắc Hà tuần một phiên vào chủ nhật. Lão luôn có mặt từ sáng sớm đến ba giờ chiều, đến khi chợ vãn hẳn người , phải cố bán hết con chim cuối cùng. Lão bảo đã mười mấy năm nay, chủ nhật nào cũng có mặt ở chợ chim, cả cái huyện Bắc Hà đều là người quen của lão. Không tin cứ việc hỏi bất kì ai, cứ thử xem!
Thì ra lão nói thật.
Văn hóa lão khoe chỉ lớp ba ( ấy là khi học bổ túc cứ đăng kí liều thế, còn lớp ba hay bốn là thế nào có biết gì đâu). Lão bảo “ khoản chữ nghĩa mình kém một tí, nhưng khi cố đi học lại bị thằng thầy giáo chê, bảo “mày học như con trâu”. Nghe thế mình tức lắm, mình đang cố học không xong, nó lại bảo mình là trâu…Con trâu thì nó có sừng, giống con trâu thì có khác gì sống cũng như chết, chết cũng như sống. Tôi đéo sợ, thế là tôi xông lên định đánh thằng thầy giáo. Mọi người thấy vậy xúm vào can ra nói không được đánh nó. Nhưng hôm sau tôi dứt khoát không thèm đi học nữa. Ừ, mình dốt thì dốt thật, nhưng dứt khoát không làm con trâu, không để người khác sai khiến.
Còn việc bị thải hồi lại do một chuyện khác. Số là sau khi bỏ học, tôi làm thằng nhân viên thu mua lâm thổ sản cho bên xuất khẩu, có bắt quen với cô Vòong Slay Dzắn. Dù có vợ rồi nhưng nhìn nó vẫn thích không chịu được, ngày nào làm việc mắt cũng phải ngoi theo cái mông nó lúc lắc đến tận cuối đèo Slỏong Nà, nhìn để rồi tối trằn trọc không ngủ được. ỒI, cái mông nó ác thế, cứ đeo vào trong đầu như cái áo mắc trên vách tường, thẫn thờ quên cả công việc đang làm…
Tôi bảo thế là Agiáo mê gái rồi, thì lão cười gượng, nói lảng “ Ừ, cũng có một tí, nhưng nó cũng thích mình mà”, lão lại nói tiếp để củng cố cho tôi niềm tin “ Ầy dà, nó thương mình nhiều hơn mình thương nó, nếu không lấy nó thì mình có tội nhiều lắm mà”
Đấy là lão ngụy biện cho cái tội dinh thêm bà hai về dù chính quyền không cho phép. Thế mà lão vẫn khẳng định đanh thép“ Vợ cả là láy (lấy) có giái (giấy) kết hôn, bà hai láy vì tình yêu, cái nào cũng đúng cả. Lão khoe, khi bị kiểm điểm mình đã nói rõ như thế, nhưng chính quyền nó không nghe, nó bảo đã sai rồi còn cãi cố. Mình thì dứt khoát là mình không sai. Mình có bỏ bà cả đâu mà có tội. Bà hai thít ( thích) mình, nó đến nhà mình ở, bảo đi nó không có chỗ đi, thế nghe chính quyền cho nó ra ngoài đường à. Như thế tội còn to hơn. Tôi bảo dứt khoát là không nghe chính quyền, nghe chính quyền là phạm tội. Lão thở dài tiếc rẻ “ Thế là mình bi thôi làm cá (cán) bộ.
Ngồi bên mấy lồng chim mặt lão bỗng trầm xuống theo hồi ức, giọng tiếc nuối “ Cũng là tại mình chưa kịp vào đả via (đảng viên). Nếu có đả via thì khai trừ đả vẫn còn là cá bộ thường, còn được ở lại. Không có đả via, ra là ra luôn thế mới đau chứ.
Hỏi tiếp chuyện vợ con sau đó, Agiáo bảo hai bà ở với nhau được ba năm thì phải cho ra thôi. Tại bà cả nó ác quá. Mình phải bỏ bà cả để theo bà hai. Tôi bảo sao lại như thế thì đôi mắt già tít lại, lão cười hi hi “ hỏi gì mà dốt thế, bà hai trẻ hơn đẹp hơn thì phải theo bà hai chứ…Bây giờ bà hai già rồi mà trông vẫn còn thít( thích) lắm. Tôi hỏi đùa, vậy thì bây giờ còn thêm bà nào nữa không thì lão dim mắt nhìn vào cánh rừng trước mặt cười ý nhị “ Vẫn có chứ, nhưng không đem về nhà nữa đâu, làm ngoài rừng ngoài núi như con trâu bò thôi mà. Lão đột nhiên khẳng định: chuyện tình yêu thì có ai chán bao giờ, bây giờ cũng thế mà
Đúng người như Agiáo không có căn làm cán bộ, bởi trong người lão chuyện gái gú vướng bận nhiều hơn chuyện công việc. Nhưng khi chuyện trò tiếp thì lão hé ra “Mình bị thôi cá bộ là vì chuyện khác. Việc mình thêm vợ chỉ là cái cớ thôi. Nhiều đứa công tác cùng tôi thêm vợ có bị sao đâu. Đến đây Agiáo mới kể cái đoạn năm sáu hai, lúc còn ở chân thu mua: “ Đêm hôm ấy có ba thằng trộm mò vào nhà kho vào đúng lúc mình thức dậy đi đái. Thấy chúng đang vần mấy bao thảo quả, thế là mình vác gậy xông ra , hét lớn : trộm trộm rồi vung gậy. Chẳng đánh trúng thằng nào nhưng chúng cũng bỏ chạy không lấy được gì. Hôm sau họp, trưởng phòng thu mua bảo: “ Mày dại thế, có một mình mà xông ra, có lần chúng nó đánh mày chết”. Lúc ấy đang hăng tôi bảo trưởng phòng “ tôi đéo sợ, nó ăn cắp thì nó phải thua mình”. Rồi nói đi nói lại mình tức quá mới bảo “ Mày làm lãnh đạo mà nhát thế thì làm làm gì, mày đéo bằng tao”. Mình chết ở câu nói ngu ấy. Từ đấy trưởng phòng nó thù tôi, bảo tôi là thằng láo, dứt khoát không cho vào đả. Đã thế nó còn tìm cách đuổi đi. Thế là mượn chuyện mình có bà hai nó cho họp kiểm điểm suốt. Cuối cùng nó đá phát đứt luôn…
Kể đến đây lão lại cười hi hi “ Cũng tiếc làm cá bộ ít thôi, mình vốn là dân mà. Dân thì tự quen làm lấy mà ăn. Phải về nhưng đêm được ôm vợ đẹp vẫn sướng lắm nhá. Thằng ấy bây giờ cũng làm dân nhiều năm nay rồi, nhưng đéo có nghề buôn chim như mình. Thỉnh thoảng gặp nó ra chợ tôi vẫn cho rượu uống, nó cứ nhìn tôi thở dài…
Câu chuyện với lão bị cắt ngang luôn bởi những khách mua chim và người trong bản đem chim ra bán cho lão. Lão bảo tôi, mỗi con chim chỉ ăn lộc mười nghình, thế là nhiều rồi, là có lộc rồi. Tôi nhìn những lồng chim xếp quây bên lão đủ loại từ khướu bạc má, họa mi, ngũ sắc, sẻ rừng. Chúng láo liêng nhảy loạn xạ. Có con mi bỗng chợt hứng hót cả tràng dài. Lão bảo tôi nuôi chim bằng cám cò dễ lắm, nếu tan chợ không bán được thì đem về nhà cho ăn cám, phiên chợ sau lại bán.
Lúc vãn khách, lão quay lại tâm sự tiếp chuyện gia đình: Bây giờ hai bà lại về một nhà rồi, lại lói choẹn với nhau rồi. Nhà có cháu có chát (chắt) rồi vui lắm.. Agiáo giải thích “Trước đây còn trẻ thích nhiều chuyện tình yêu, hay tranh nhau nên ghét nhau. Bây giờ già rồi, thích ít đi nên lại sống với nhau lại tốt hơn nhiều rồi.
Tôi lại nhìn lão, cái con người ở tuổi bẩy mươi ba mà tay chân vẫn cuồn cuộn cơ bắp. Nói chuyện về đàn bà vẫn nhấp nhổm không yên. Agiáo vẫn đậm chất hoang dã. Lão tiễn tôi với lời khoe hào hứng “ mình khỏe như con voi ấy, là bà hai nó bảo thế chứ mình cũng không tự biết”. Lão bảo còn chuyện phụ nữ thì đừng bảo mình xấu, nhiều bà thích mình mà, mình chỉ thương và chiều nó thôi. Bây giờ vẫn còn được thít nhiều đấy!
Rồi lão bỏ dở câu nói, tiếng cười hi hi lại cất lên lẫn vào dàn đồng ca véo von của đám họa ni, khướu và sẻ rừng, làm cho chỗ chợ bán chim hình như vui hơn những chỗ khác.

Bắc Hà, 7/2002 - Hà Nội 27/8/2002
Vĩ thanh
Tháng sáu vừa qua tôi quay lại Bắc Hà hỏi thăm Lù Agiáo thì được biết cả gia đình lão đã kéo quân vào Đăk lăk làm ăn. Chợ Bắc Hà bây giờ không còn góc bán chim nữa. Nghe bảo chính quyền cấm vì vi phạm luật bảo vệ chim thú quí. Chẳng lẽ lão ra đi vì không thể bỏ được nghiệp bán chim(?)

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Bảo mà Hiểm quá cơ

Copy từ Đinh Bá Anh.


Các nhà nước hiện đại đều buộc công dân phải đóng bảo hiểm xã hội vì hai lí do.

Thứ nhất, nhà nước cho rằng xã hội luôn có những người thiển cận, buông thả, thích phung phí, hưởng lạc. Khi còn trẻ khỏe, làm ra bao nhiêu ăn tiêu hết, lúc ốm đau hoặc khi về già trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bảo hiểm xã hội là cách nhà nước cưỡng bức công dân phải tiết kiệm để lo cho tuổi già hoặc khi sa cơ lỡ vận. (Ở các xã hội trước đây, khi không có bảo hiểm xã hội, việc nuôi người già cơ bản là trách nhiệm của con cháu. Con cháu chính là sổ hưu của các cụ ngày xưa.)

Thứ hai, bảo hiểm xã hội cùng các chính sách thuế là những công cụ để nhà nước thực hiện chức năng xã hội, mà bản chất là tái phân phối thu nhập, san sẻ một phần tài sản của nhóm người có thu nhập cao sang nhóm người có thu nhập thấp, hoặc từ những nhóm có lợi thế về thu nhập (đàn ông, người độc thân) sang những nhóm có ít lợi thế hơn (phụ nữ, người có gia đình, người tàn tật...).

Trở lại vấn đề bảo hiểm xã hội đang tranh cãi ở Việt Nam. Nếu xét trên mục đích của bảo hiểm xã hội là đảm bảo an sinh cho người lao động khi về già hoặc khi gặp cảnh ốm đau, thất nghiệp, thì việc cho phép người lao động lĩnh tiền một cục sau vài năm làm việc sẽ khiến cho mục đích đó hoàn toàn không đạt được. Giả sử một công nhân đi làm 3 năm, lĩnh bảo hiểm xã hội một lần được 20 triệu đồng, thì anh ta hoàn toàn có thể phung phí hết số tiền đó, và nếu anh ta cứ làm việc thời gian ngắn lại bỏ việc, lĩnh bảo hiểm xã hội một cục, thì đến tuổi hưu, anh ta hoàn toàn không có lương hưu. Thế thì bảo hiểm xã hội để làm gì? Nếu thế thì thà cứ miễn cho anh ta khỏi đóng bảo hiểm xã hội ngay từ đầu còn hơn. Cứ trả lương đầy đủ cho anh ta rồi để anh ta tự tiết kiệm! Song nếu con người ai cũng có khả năng tự lo cho bản thân như thế thì chúng ta đâu cần bảo hiểm xã hội làm chi?

Chính sách cho lĩnh tiền bảo hiểm xã hội một cục là một chính sách nửa vời. Luật bảo hiểm xã hội mới dự thảo thực ra là hợp lý hơn rất nhiều. Người mất việc có thể được trợ cấp thất nghiệp một thời gian (do anh ta đóng bảo hiểm thất nghiệp) cho đến khi tìm được việc làm, còn bảo hiểm hưu trí thì chỉ khi nào đến tuổi hưu anh ta mới được lãnh, trừ những trường hợp đặc biệt như người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, ra nước ngoài sinh sống v.v. Có như thế thì bảo hiểm xã hội mới có ý nghĩa.

Song vì sao chính sách đúng đắn đó lại gặp sự phản đối dữ dội của người lao động? Theo tôi có hai lý do. Lý do thứ nhất là sự thiếu niềm tin. Người lao động không tin rằng tiền của họ ở Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý hiệu quả, họ cũng không tin rằng sau 15-20-30 năm nữa họ sẽ có cơ hội nhận được số tiền hưu xứng đáng. Nói thẳng ra, từ các kinh nghiệm tồi tệ trong quá khứ, ví dụ như kinh nghiệm mua trái phiếu, nỗi sợ một ngày nào đó Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bị vỡ khiến người lao động không thể an tâm về tương lai của mình. Lý do thứ hai là những yếu kém của truyền thông và năng lực thuyết phục của chính quyền.

Trong xã hội dân sự hiện đại, việc người dân phản đối một chính sách nào đó của chính quyền là bình thường. Đó là những hoạt động lành mạnh, cần được bảo vệ. Song một chính phủ tốt là một chính phủ không phải khi nào cũng chiều theo ý của số đông, bởi không phải khi nào số đông cũng đúng. Một chính phủ tốt là một chính phủ biết đưa ra những chính sách đúng và thuyết phục được số đông ủng hộ chính sách đó. Dĩ nhiên, thuyết phục không phải là dùng các biện pháp phi dân chủ để cưỡng bức, mà phải dựa trên truyền thông đúng đắn để số đông hiểu đúng về chính sách mới. Song trên hết, điều quan trọng nhất là bản thân chính phủ đó phải thể hiện ra được là họ nghiêm túc, trong sạch, thẳng thắn, đáng tin. Nếu không, nói gì dân cũng chẳng nghe, ngay cả nói đúng.


Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Me Tây xứ Lừa


Ăn cắp từ chỗ thằng Phọt phẹt - tôi có sửa ti ti

Me Tây? Là những người liền bà lấy Tây thôi. Tôi không biết cái danh từ mỹ miều ám ảnh này có tự thời nào nhưng đồ rằng vào cuộc khai hóa của người Pháp ở xứ An-nam ta. Giáo khoa thư và lịch sử quốc gia không hiểu có chép về người liền bà đầu tiên xứ ta lấy Tây hay không nên tôi nhường phần hân hạnh đấy cho các nhà ngâm cíu. Và nếu có phát hiện ra, xin vui lòng xướng danh và lập đền đài cho bậc mẫu nghi tiên tổ. 

Ấy nhưng trong văn chương và đời sống thường nhật người ta lại bàn nhiều về me Tây. Thậm chí ông văn sĩ ho hen yểu mệnh Vũ Trọng Phụng còn biên hẳn cái thiên " Kỹ nghệ lấy Tây", không biết là để dạy đời hay chửi bới? Còn với miệng lưỡi thế gian, me Tây là cái gì đấy ghê gớm và hàm chứa đầy sự khinh miệt. Cái quốc dân ta nó thế, hay đố kỵ và khó chấp nhận cái mới mẻ nhưng lại thích sự vẻ vang chốc mép ao làng. Thời cũng phải, đang từ váy đụm răng đen giầu bỏm bẻm bỗng chốc bận đồ tân thời hút thuốc thơm nhai xúc - cù - là nhẩn nha thì đéo ai mà chịu được. Thời nay có đỡ hơn nhưng trong những cơn bức bối người ta vẫn gọi những liền bà lấy Tây là " thoát Lừa bằng xxx". Lừa ở đây không hẳn là con Lừa thật, nó là một danh từ xác đáng chỉ cái quốc dân ta, xứ sở luôn gắn với cái định mệnh " thân lừa ưa nặng".

Tôi có cái may nắm chơi với một hội me Tây của kinh thành ánh sáng qua một đàn anh kháu lão lại lắm duyên. Có vài người trong số đó đọc văn tôi. Cái thứ văn chương bù bựa nửa mùa có thể đem lại cho họ sự sáng khoái vào bữa sáng và thông tiểu vào buổi đêm chăng? Tôi không biết. Nhưng có một điều tôi biết là tất cả họ đều cực kỳ...cá sấu. Xấu lắm, thưa các quý anh.

Tôi không biết các me Tây thời Pháp có xấu thế không. Nếu xấu hơn thì xứ ta thêm hồng phúc. Còn nếu đẹp hơn thì xin chia buồn với sự thoái hóa giống nòi. Tôi định bụng tả cái xấu của họ ra đây cho phải phép nhưng lại trộm nghĩ mòn đi tý hoa tay bàn phím nên dằn lòng mà chua ra thế này:


Trán ngắn mắt hí môi trề
Da vàng mũi tẹt tứ bề răng vâu
Chân ngắn lại bận sooc Âu
Tay thời chuối mắn mép râu đen xì.

Trong cái thời buổi đại đồng hòa nhập tôi cho rằng Đông - Tây rồi sẽ hội ngộ nhau thôi nhưng riêng về chuẩn mực của cái gọi là sắc đẹp thì nhẽ không bao giờ gặp nhau cả. Tôi không lý giải được tại sao nên tạm lấy cái ý tứ này ra để luận. Là việc Tây dương người ta nhìn vẻ đẹp của liền bà từ chân rồi mới lân lên mặt, còn ta thì từ mặt rồi mới xuống đến chân, đôi khi còn nghễnh ngãng mà bỏ sót. Cái sự ngược đời chéo ngoe đấy làm cho quan niệm về sắc đẹp nó lộn lèo lên chăng? Hay gì?

Tôi không rõ lắm các đấng phu quân của các Me thuộc dòng thượng đẳng hay hạ lưu nhưng cái tôi thấy cách thức họ tổ chức làm ăn ở An-nam ta thông minh và hiệu quả lắm. Cũng cùng một dịch vụ nhưng họ kết nối lại với nhau thành chuỗi những giá trị gia tăng và luôn đem đến cho khách hàng những thứ hơn cả những gì họ mong đợi. Chứ không như dân ta, mạnh ai nấy làm, làm tất ăn cả và cuối cùng là quay ra cắn nhau. Quốc gia yếu đi là do quốc dân tâm tính và phần nhiều là sự không biết dạy dỗ của bề trên.

Thứ nữa tôi thấy là bọn trẻ, các thiên thần theo cách nói của tôi. Chúng đẹp đẽ lắm. Rõ ràng là mẹ chúng là các Me cá sấu gọi bằng bành tổ nhưng khi lai tạo với Tây dương ấu nhi lại khác hẳn hình hài. Quả là một phép lai có chọn lọc và rất nhiều hiệu quả. Chứ cứ để cái phép lai chó má bần nông thì xứ sở này ngày thêm lụn bại. Lịch sử thế giới đã từng có những phép lai chọn lọc như thế để đi lên thượng đẳng giống nòi. Với xứ ta tôi cho rằng những cặp phối ngẫu tinh hoa và có điều kiện nuôi dạy hãy sinh nhiều mầm non hơn nữa thay vì chỉ hạn chế ở hai con và ngược lại lũ bần nông chốc mép chỉ cho một suất sinh lấy phước rồi dần dần tiến tới triệt sản vĩnh viễn muôn năm. Ác một tý nhưng đó là lẽ phải.

Viết đến đây tôi lại băn khoăn là tại sao liền bà xứ ta xấu xí thế mà lấy được Tây nhiều thế? Còn các quý anh sao chẳng mấy người? Các quý anh tự kỷ về hình hài hay của quý? Hay gì? Tôi đồ là tại cái tâm tính nhược tiểu quốc gia và bản thân thôi, tức là luôn luôn nghĩ mình bé mọn. Nghĩ mãi thành nếp, thành quen, mấy nghìn năm rồi. Các anh luôn nhỏ nên thích mình to nhất ở trong nhà, khà khà...Và các quý anh có lấy tây như anh Bín bần nông bạn tôi, ta sẽ gọi là gì? Me Tây? Không được rồi. Vậy chỉ còn mỗi cái Phu Tây là hữu lý.

Hỡi các Me Tây An-nam, hãy đem hết tinh thần, bổn phận và sức lực ra mà phụng sự hạnh phúc của chính mình. Rồi trong một giới hạn hay chừng mực nào đó mới là tổ quốc. Xứ sở này sẽ vô cùng biết ơn các me và bản thân tôi, người biên bài này sẽ có nhiều may mắn hơn nếu một ngày đẹp giời sánh duyên cùng hoa hậu. Và nhà nước hãy có một chính sách nghiêm túc về xuất khẩu gái xấu, đồng thời giữ lại gái đẹp cho những cuộc ngã giá gắt gao.

Và trên bước đường mưu sinh và kiếm tìm hạnh phúc không phải Me Tây nào cũng đến đich an toàn. Nhưng cho dù thế nào đi nữa thì xứ sở này luôn phải ăn năn và biết biết ơn đến muôn đời bởi một lẽ giản dị: các Me xấu nhưng biết phấn đấu. Sự không mệt mỏi đó nói lên rằng: hãy cứ là Me Tây.

Và trong thời đại công nghệ và địa cầu không còn nghiêng nữa các me Tây An-nam trên toàn thế giới hãy liên hiệp lại. Lấy trang metay.com ( đọc là mê tây cũng được) làm ngôi nhà chung để chia sẻ những vui buồn thường nhật và cả những cơ hội để trở thành Me Tây. Được như vậy thì hay hớm lắm.

Đất nước này là của các Me. Tương lai dân tộc này phụ thuộc vào các Me. Rồi một ngày trong men say chấp chới, con cái của các Me sẽ đưa quê hương của các Me tiến lên ngang hàng hoặc hơn hẳn quê hương của bố chúng, đúng với mơ ước của đảng - bác kính yêu.

Thế thôi nhẻ. Chào các Me. 

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Khe ngực sâu hay đầu lâu đầy óc



Anh rủ tôi đi ăn tí gái. Đang cữ kiêng khem nên tôi chối. Gái, ngoài tác nhân gây hại thận ra chúng còn làm cho ta rất đau đầu. Nhất là gái đẹp. Nhưng anh là người mê gái. Cái nết ấy không khiến vợ anh phiền lòng mà thị còn động viên cực kỳ nhiệt liệt. Bởi thị biết mặt tiền thị không đẹp, hạ tầng lại xuống cấp kèm với điện nước không đầy đủ + phập phù nên sinh ra cơ chế thoáng thôi. Hơn nữa anh còn là văn sĩ. Mà bọn văn sĩ, đĩ có tông môn.

Cả đời văn nghệ của anh chả có gì là đáng kể trừ cái tiểu luận " bạn chọn khe ngực sâu hay cái đầu lâu đầy óc". Những tưởng vấn đề cơm thừa canh cặn ấy nó rõ như ban ngày nhưng để chắc mẩm anh bốt lên mạng thăm dò ý kiến ý cò. Kết quả là 83% chọn khe ngực sâu, 7% chọn cái đầu lâu đầy óc, 10% còn lại bận gãi dái nên để trống không. Nó na ná như cái khảo cíu của tôi khi hỏi gái thường làm gì sau 12h đêm. Kết quả là 15% dậy cho con bú, 2% dậy đi tè, phần còn lại là đi về nhà mình.

Tôi với anh hay lang thang diệu vã. Anh uống cừ và phá mồi cũng dữ. Bận nào anh cũng đeo theo tí sắc bên mình. Của đáng tội cái sắc của anh nó xấu lắm. Thì tuyền bọn đang thích đánh đu với văn chương cậy nhờ anh tí giáo khoa gọi là viết lách. Tôi mới nghiệm ra rằng đàn bà xứ ta làm thơ và viết văn hay đều như ma mút cả. Tôi không có hứng thú với gái xấu, nhất là khi ngồi uống diệu bởi một nhẽ gái xấu nó làm cho chất lượng diệu đổ đốn và mất nết kinh hoàng. Nhưng anh thời khác, tửu mà không sắc là anh cứ đần người ra như bọn bị đao. Nom tội lắm.

Tôi thi thoảng cũng hay đưa vài " khe ngực sâu " đi nhậu cùng anh nhưng tuyền bị anh chê là não phẳng. Tôi bảo não phẳng nhưng mông mịn và những chỗ cần lồi thì rất ôi thôi. Anh phản đối và cho rằng nó chỉ giải quyết vấn đề thị dâm thôi. Tôi đồ là anh dỗi nên sinh nông nỗi. Chứ cứ nhìn vào cái sắc anh hay đeo đi thì có khi bướm em ấy được đúc bằng vàng. Hay anh là con người của duy mỹ và tuyệt đối khi bắt gái vừa xinh lại phải thông minh như Các Mác?

Nhưng có một gái làm anh trở ý. Nàng là đối tác " đóng gạch chiến lược" của tôi. Những thứ để thờ tôi hay mang đi, còn đánh nhắm thì giấu kỹ lắm. Nhưng hôm đó sắc anh không có nên tôi gọi nàng ra hầu diệu để anh bớt đao. Anh khen nàng có tư duy triết học khi nàng bảo con cóc đích thị là cậu ông Giời. Còn nàng khen văn anh hay bởi ngoài chức năng giải trí thì cũng rất hữu dụng trong việc kích thích liền bà rụng trứng đúng chu kỳ. Nhưng khi tôi đi đái vào thì chuyện nhạt hẳn. Rồi nhân lúc anh cũng đi đái, nàng rỉ tai tôi, "bạn anh già mà mất dạy, lão bảo em đuổi anh đi rồi lão ý đưa về." Hế hế...

Tôi đem chuyện này nói theo lối khôi hài với anh ở một cuộc thù tạc khác. Những tưởng anh đã thay đổi tư duy nhưng không phải. Anh bảo nàng cũng loại não phẳng thôi, nhưng được cái thanh âm hay, được cả đường hình lẫn đường tiếng. Loại gái ấy làm tình thì rên hay như đài. Tôi tá hỏa với suy lý của anh bởi thực tế nàng của tôi làm tình luôn trong tình trạng...mất tiếng. Đôi bận tôi cáu tiết phải phát mấy nhát vào mông thì mới á a dăm ba giọt gọi là. Quá như ở trường Xã Đàn ra chứ lại. Rồi anh đề nghị, mày nhường tao. Tôi thảo tính nên gật như nghị viên quốc hội. 

Những tưởng tào lao bí đao thế thôi nhưng anh rắp tâm thực hiện hành vi theo chu kỳ chóng mặt. Tôi không biết điều đó nhưng nàng của tôi lại luôn cập nhật cho nghe. Đại khái như sáng nào anh cũng phất một quả tin tỉ như chào buổi sáng hay chúc ngày mới tốt lành. Sau đó gần trưa là gạ gẫm đi ăn. Chếnh choáng chiều là hiu hiu dập dìu mời nhậu. Gà sắp gáy cầm canh thì điệu đà nhấn nhá gút - nai. Những sự đó nàng của tôi luôn từ chối hoặc có ỉ ôi thì hỏi có tôi không. Anh nết na bảo tôi thiếu đéo gì gái và người như nàng phải có lương tâm phân phối lại sự bất cập ở đời. Móa ơi...

Tôi luôn có niềm tin tuyệt đối vào gái. Kể từ con mái già ở nhà cho đến các em tơ nõn xa xăm. Nhưng lại rất đề phòng bọn già bởi phần đa chúng đều mất nết. Nhẽ thời trẻ trai chúng chẳng mấy xông pha? Với nàng, ngoài sự tin tưởng ra tôi đôi khi còn phó thác cho cả việc sửa ví. Dù gì thì đó cũng là cách xây đắp niềm tin thông minh, hữu tình và hiệu quả. Cái khái niệm khó cầm nắm ấy cũng cần có ăn và vài nhu cầu thiết yếu khác để sinh tồn. Nói cho gọn thì có thực mới vực được đạo, chứ ăn hỏng ăn không là cấm có ra cái thể thống chó gì. Đâm ra tôi tự tin với những thứ tin hin mà anh đang ngúng nguẩy.

Nhưng tôi đã sai. Nàng của tôi ấp - đết thông tin ngày một thưa. Hẹn hò thụt thò thì luôn kiếm cớ. Và anh cũng xa xôi với tôi cái sự diệu chè. Tôi nghĩ nhân gian có khi này khi khác nên cũng xem nhẽ đó là thường. Nó chỉ giở nên bất thường khi anh bảo tao đã cắm cờ trên trên đỉnh tháp rùa phất phới rêu phong. Và điều tệ hại là cái tháp rùa kia thuộc quyền nàng sở hữu. Tôi đau lắm nhưng không hận anh bởi đó là trò chơi của những gã trai có máu làm chiến binh chinh phạt. Tôi chỉ hận nàng bởi sự bội phản quá dã man. Tôi xin phép đi giết con ngan cho đỡ tủi.

Tôi không gặp nàng nữa. Nhưng với anh thi thoảng vẫn hẹn hò với điều kiện đừng đeo cái sắc cũ của tôi đi. Anh tôn trọng nên đeo cái sắc xấu xa như thường lệ. Một lần diệu vặt tôi hỏi anh rằng làm sao có thể ăn vã được nàng. Anh bảo về phương pháp chăn thả là giống nhau. Nhưng khi nhảy ổ lên giường thì anh khác. Tôi băn khoăn, khác cái mẹ gì sự đực cái kinh niên? Anh hồn nhiên bảo tao khác tất cả đàn ông trên thế gian này ở chỗ là khi nhảy ổ lại biết rên. Ôi đủ móa, trong khi nàng trên giường thường là... mất tiếng. Điều tôi không thể hình dung ra là anh rên kiểu gì? Bởi một nhẽ là tôi cũng chửa từng rên. Và rất có thể rất nhiều tráng niên cũng thế?

Các bạn ạ, rên không hẳn là chức năng, nhiệm vụ hay bổn phận của những "khe ngực sâu" mà còn là sứ mệnh của những cái " đầu lâu đầy óc". Hãy rên, kể cả là khi các bạn rên theo lối của những con bò.

"Động vật học" tiên nhân



Địt mẹ, chết cười với con Bín bần nông hehe. Xin trân trọng giới thiệu giai phẩm " Nhà động vật học" lừng danh của anh. Các bạn, bọn con bò, nom đó mà ăn ở cho phải đạo. Tôi chấm phẩy chỉnh lý lại tí ti.


***

Có dạo, tôi là lái xe lìu tìu, tiền rất không xông xênh. Tôi hay la cà quán bia hơi quen ở Tăng Bạt Hổ, giờ ở đó là quán Nhật gì đó có hàng đĩa xanh đỏ chạy lừ lừ.. 



Một hôm đang bú la-đà thì có anh bạn quen mời sang uống cùng, anh ngồi với vài bạn là tiến sĩ. Gì chứ giáo sư với tiến sĩ là tôi rất nể. Kẻ hèn này, như các bạn đã biết, chả học hành cái đéo gì. 


Có một anh nói nhiều là chuyên gia về động vật học. Anh bảo tôi há mồm vẩu, rồi phán tôi có cụ tổ là loại vượn người Ốt triền lô ti phe phe gì đó, tên Tây nên tôi quên. Túm được con nhện ở gậm bàn, anh đọc luôn 3 loại tên bằng tiếng la tinh, khiến tôi hết sức khâm phục. 


Hứng chí, các anh gọi một nồi lẩu cá chép. Quán bia nào cũng có dăm ông chép tróc vẩy bơi lừ lừ trong cái bể và luôn có xu hướng ngửa mẹ bụng ra lãn công. 


Chúng tôi chọn một con làm lẩu. Nhà hàng đánh vẩy mổ bụng cắt khúc, bày lên một cái đĩa to, dưới đệm rau mùi tầu húng chó, bê thêm cái bếp ga với cái nồi, hết nước gọi thêm, thế là xong nồi lẩu. 


Nhẽ ra mọi việc vui vẻ thì đéo sao, nhưng trong khi chờ nước lẩu sôi, tiến sĩ động vật học kia nghi nhà bếp ăn bớt, thế là anh xếp các khúc cá lại. 


Quả nhiên, con chép hơn ngắn hơn bình thường, mặc dù tôi hết sức khuyên can rằng con chép này sống ở giếng, đương nhiên ngắn hơn ở ao. Nhưng anh tiến sĩ đéo tin tôi. 


Có vẻ như con chép đã bị bớt một khúc mỏng. Anh lôi thằng bếp lên. Thằng bếp nhận sai, nó để quên đâu một khúc, cuống quít xin lỗi rồi lục khúc cá quên, ghép vào thành con chép hoàn chỉnh. Tiến sĩ chửi thàng bếp vài câu, chửi khuyến mại con chạy bàn vài câu.


Tôi tuy vô học nhưng rất tinh tế, thàng bếp con bàn mồm xin lỗi nhưng mắt đảo điên bất - phục. 


Tôi viện cớ đang uống thuốc Nam kiêng tanh. Tôi bú bia với lạc rang đậu phụ. Tôi đã được dạy từ bé là đéo ăn đồ của thàng bếp đang cáu giận. 


Nước lẩu cạn dần. Tến sĩ hét thêm nước lẩu...


Ở Việt nam, nước lẩu miễn phí, muốn nhiu cũng được. Đó là nước xương hầm. Những nơi lẩu càng rẻ thì nước càng kém chất. 


Tiến sĩ húp nước lẩu, chắt miệng chét chét khen đậm đà. Chế vào nồi lẩu sôi lục bục, anh chém thêm về tên la tinh mấy loại rau, cơ mà tôi quên mẹ mất. 


Cả bọn chén chú chén anh, chuyện ko kể nữa. Tôi cứ lạc đậu phụ tôi chơi. 


Sau tôi chơi thân với anh bếp. Anh đã bỏ quán bia, tự lập một quán mới, phát tài rất. Tôi đợt rồi ra quán anh ngồi, nhắc lại chuyện xưa, anh kể, quả nhiên thấy con chép ngon anh bớt lại khúc mỏng để ăn trưa. Bị chửi anh tức lắm.


Anh và thằng phụ bếp khạc khoảng chục bãi đờm vào chỗ nước lẩu thêm đó, một cục xanh đặc quá, anh quấy mãi đéo tan, phải vớt ra. Con chạy bàn có khuyến mại cục nào ko thì anh đéo biết. 


Tôi biết ngay mà.
Vậy trong các nhân vật được đề cập ở trên, ai là động vật hả mấy con bò học - Tôi, chuyên gia về động vật hay lũ ngợm ở quán ?

Bọn tiến sĩ kia ơi, trường đại học không dạy các bạn những đòn bẩn của bần nông đâu.

XĂM NUDE

Dưới đây là bộ ảnh săm nude tôi nhặt được trên mạng. Bọn con bò bơi hết vầu đơi mà rửa mắt:))