Bài đăng nổi bật

Triết lý con rùa

  Thôi em về đi kẻo người ta giận Không cho sướng nữa, em lại buồn. Việc nhà, việc cửa để anh lo Dù già, dù yếu dưng còn sức Giỗ tết nọ kia ...

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Mặc váy vào cho em đi

 Này anh.
Đừng giả vờ ngây ngô với em như thế
Chẳng đàn ông nào trên đời này thấy khó
Khi cởi một cái váy đâu
Anh lần tay sau lớp áo sâu
Bung nụ hoa tím
Mùa rơi nghiêng xuống
Một phiến môi hoa
Váy của đàn bà
Cởi ra đâu có khó
Nhưng sau tất cả những đam mê, nồng nàn mơn man gió
Anh có dành một vài phút nhẹ nhàng mặc váy lại cho em không?
Tình yêu của đàn ông
Không phải từ trước khi người đàn bà để lộ vai trần sau buông váy
Mà ở những phút giờ đằng sau ấy
Khi biết mặc lại váy vào cho người phụ nữ mình yêu.


Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Lại luận về rượu


Nước Nam ta là một quốc gia vô địch về uống rượu. Kinh hoàng đến nỗi tôi cứ nghĩ ngoài việc đánh giặc giữ làng ra thì chỉ có rượu. Tôi cũng là một thành viên ưu tú và tích cực trong công cuộc uống rượu của nước nhà.
Nhưng mấy năm nay, trên đà suy thoái của sức khỏe và hầu bao nên sự nghiệp cũng có phần kém đi long trọng. Nhưng có hề gì, sự nghiệp lẫy lừng nào mà chả có khúc quanh co.
Tử vi nhà người ta có cung này cung kia, thăng trầm tùy vận hạn. Tôi mọi cung đều tệ, phát mỗi đường uống ăn nên khẩu lộc theo đó mà rực rỡ.
Xưa ai hú cũng đi, bỏ cả việc để lên đường. Uống từ rượu cỏ cho đến Camus X.O hảo hạng mà tịnh chả băn khoăn về đẳng cấp hay độ thơm ngon. Cứ có tí cay tạo say và sau đó là la đà sa ngã.
Cũng tầm lìu tìu thôi, tỉ như đá tí mát - xa, tẹo kara không có okê. Cùng lắm cũng chỉ ấp ôm chút bèo dạt mây trôi. đôi khi là máu me và cũng có thể là be bét.
Bây giờ đỡ nhiều rồi. Hú vẫn nghe nhưng bao giờ cũng chốt lại là với ai.
Đại khái là rượu có tí lựa chọn. Là chọn người đối ẩm hoặc quần ẩm ( lưu ý: quần ẩm không có nghĩa là quần… chưa khô). Nói thế để thấy rượu bây giờ chỉ là thứ xúc tác đưa cay cho đầu mày rạng rỡ nói những chuyện hàn lâm và cũng có thể là giời ơi. Nó không còn là thứ cốt yếu để đến với nhau nữa, mà sự nồng nàn của bạn hữu tình đời mới là cái lý mơi mơi.
Uống rượu cũng như lấy vợ và làm tình. Đầu tiên phải thích rồi làm bạn với nó. Rồi nhớ, rồi yêu và kết hôn sống chung thân cùng nó. Rồi cũng phải khởi động vuốt ve mơn trớn. Rồi cũng phải dồn dập nồng nàn. Và cuối cùng là cực khoái xuất ra. Tất nhiên với rượu thì ở đằng mồm, ấy là cái sự…nôn, chứ ở đằng đâu đó thì hỏng lắm. Có người càng già rượu càng hay. Có người rực rỡ quãng trung niên ngắn hạn. Còn những loại ngựa non hay trống choai mười tám đôi mươi thì chán hẳn. Bởi chúng không uống rượu, mà rượu uống chúng.
Bây giờ mở mắt ra là rượu. Sang thì bát phở đôi trứng đề dăm ly lấy khí. Hèn thì cũng mét lòng hay rổ cóc ổi xoài me. Họ uống theo triết lý rượu sáng - trà trưa - tối… kính thưa. Kinh hãi nhất có lẽ là đội ngũ viên chức nước nhà, vô tội vạ đến mức quốc gia phải sức thông tri ban bố cấm kị. Mà nào có ăn thua. Hay như bần nông quê tôi, uống rượu để tiễn biệt những ngày dài vô nghĩa. Họ gom thành hội để uống. Chả dụ như hội trung niên xa vợ ( vì có vợ đi osin Đài Loan hay Mã lai ), hội gà tập gáy ( mới nhớn ) hay hội cận địa viễn thiên ( sắp chết ). Chán đi thì giao lưu, thi thố đo rượu ầm ĩ cả một miền nhếch nhác quê hương.
Bạn tôi tinh những hạng thần tửu. Nghĩa là uống rượu thành thần, tuy cũng có vài anh đôi khi… thành cẩu. Nghĩa là uống rượu như chó ấy, sủa nhiều và cuối cùng là cắn càn. Cứ sau một cơn say là ân hận, xót xa rồi mai lại lặp lại.
Tôi có đi hỏi vài nhà tửu học về hiện tượng trên thì được giải thích là các nếp nhăn trong não không tương thích với thể tích và số lượng lọ chai. Ái chà chà, hóa ra uống rượu có liên quan nhiều đến não cơ đấy. Giời ạ.
Là một dân tộc lấy rượu làm niềm vui và lẽ sống nhưng giáo khoa thư về rượu lại không nhiều, chủ yếu là qua đường truyền miệng và rỉ tai. Khác hẳn với Tây dương, riệu có dòng có giống và lịch sử hẳn hoi.
Rượu nước Nam ta để nhận ra bản sắc là bất khả bởi chả theo giống theo dòng nào mà thiên về cái sự thủ công man mọi hay bắt chước đặt theo mấy cái tên Tây phương đọc gãy cả răng hàm. Vài anh tỏ vẻ tinh hoa cứ bảo rượu cuốc lủi hay lá chuối là bổ béo.
Chả phải đâu, bởi với phương thức nấu và pha phách đó thì độc tố an - đê - hít vẫn còn đến 80%.. Uống nhiều theo kiểu trường kỳ kháng chiến thì nhất định thành công ở…ngoài đồng. Uống vừa để say thì rất mệt và nặng đầu, chưa kể người ngợm hay mồm mép thối rưng rức như bể phốt. Có hạ thổ đi vài tháng hay ít năm thì còn tí hồn vía để ru đời.
Khác với cái tang rượu Tây chính cống, đã say là sâu lắng dịu dàng, người cứ như đu trên tiên cảnh và đặc biệt mồm mép lại thơm tho. Tôi hay uống thức này nên thửa riêng cái bình thép mỏng kiểu cách của các tay chơi cao bồi để chắt rượu vào diệu mà đi mèo mỡ. Cứ lâm trận là dốc nửa bình lấy sức và tiện thể xúc miệng luôn. Nhưng từ đận gặp một giai nhân mồm hôi tôi cũng ít dùng bởi vệ sinh trong ái tình nó không nằm nghiêng sang một phía.
Tôi cứ hay lo toan cái sự rượu ngày một vợi đi, điều đó đồng nghĩa với việc giảm dần sức kéo. Vợ tôi thì mừng lắm, bởi với thị uống ít đi là sức khỏe kiện toàn và quan trọng là hầu bao đảm bảo. Nhưng thị đâu biết, uống diệu nó như làm tình. Không còn yêu, mê, say nữa là chỉ dấu cho sự phấn đấu lên… bàn thờ. Lúc đấy lại chả nức nở ra tưới rượu lên mộ phần mà kêu gào những niềm xưa cũ hanh hao.
Nhưng từ cái hôm uống mừng tân niên vừa rồi thì tôi nghĩ lại. Giữa bao nhiêu bạn hiền và xuân thì phơi phới nên tôi uống dốc lòng lắm. Say nhưng vẫn đi xe máy về nhà, có điều là cứ đi, đi mãi mà chẳng thấy nhà đâu.
 Đạp chân chống lảo đảo tụt khỏi xe giữa bốn bề ruộng đồng mênh mông bát ngát hỏi một cô nàng đang đi cấy mạ non xem đường hướng thì được giả nhời là đang ở…Vĩnh Phúc.
Giời ạ, lạc tý nữa thì có phải là đến…Vĩnh Hằng rồi không.

Trong khi hôm đó, tôi uống rượu…ở nhà. Khà khà.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Cái hay của người đàn ông ngoại tình

1. Đàn ông ngoại tình vì ham muốn
Ham muốn tình dục hoặc ham muốn tiền bạc. Gần như 100% những rạn nứt vợ chồng đều từ vấn đề “chăn gối” và “ngân khố”. Khi không được vợ chia sẻ hoặc thỏa mãn, họ sẽ đi tìm người ngoài để giải quyết. Nếu cô gái vừa ý họ, họ sẽ tiếp tục duy trì “kênh thỏa mãn” đó cho tới khi chán, hoặc bị phát hiện hoặc người kia tự rút lui.
2. Đàn ông ngoại tình hay hứa hẹn
Con gái yêu bằng tai, còn vẽ ra tương lai hoành tráng là nghề của đàn ông. Lời hứa chính là vũ khí đáng sợ nhất của đàn ông. Mọi lời hứa hẹn sẽ chu cấp dư dả, bỏ vợ, chung tình tuyệt đối… tất cả chỉ là dối trá, là cái chìa khóa vạn năng để mở toang người con gái đó ra cho họ hưởng thụ mà thôi. Khi đã no xôi chán chè, họ lập tức quên đi lời hứa.
6 sự thật cay đắng về đàn ông ngoại tình
3. Đàn ông ngoại tình luôn đòi hỏi
Quá dễ hiểu khi phải có nhu cầu không được đáp ứng họ mới đi ngoại tình chứ. Nhưng họ khôn lắm, không có đòi hỏi sỗ sàng đâu vì đó là cách tiếp cận các cô giá làm tiền. Họ sẽ âm thầm, vờ như không cần, để rồi tự tay hành động luôn. Nếu bạn đang cặp với kẻ đã có vợ mà anh ta không đòi hỏi gì, nghĩa là anh ta đang đòi hỏi với phụ nữ khác rồi đấy. Chắc chắn chả có gã đàn ông nào đi ngoại tình rồi về tay không đâu.
4. Đàn ông ngoại tình không bao giờ chịu trách nhiệm
100% là như vậy. Vì bản chất của việc ngoại tình là để thỏa mãn, nên họ không cho rằng mình phải có trách nhiệm gì ở đây cả. “Lỗi hoàn toàn thuộc về đàn bà, ai bảo ngu mà theo”, nghe có vẻ đắng lòng nhưng nó là như thế. Bạn nghĩ là đàn ông đi ngoại tình với bạn rồi sau đó dắt về cho gia đình và nói: “Xin lỗi mọi người, tôi yêu cô ấy” sao?
6 sự thật cay đắng về đàn ông ngoại tình
5. Đàn ông ngoại tình luôn đạo đức giả
Theo điều thứ hai, khi đã đánh vào lòng thương hại của “đối tác”, họ sẽ luôn tỏ ra mình cao thượng. Những câu nói kiểu như “Tại sao em lại yêu người như anh?”, “Người như anh không đáng để em yêu đâu”, “Anh không muốn lợi dụng em”, khốn nạn thay lại làm các cô thêm thương hại và mù lòa đắm chìm thêm sâu thêm lâu, nhưng câu nói thực trong thâm tâm họ là: “Tới đi em, đừng dừng lại, em ngu chứ anh không có ngu”.
6. Đàn ông ngoại tình giỏi chiều chuộng
Gần như 100% các cô “đổ” với thứ đàn ông này là vì muốn gì được nấy, tâm lý, chịu khó và biết hy sinh. Tôi nghe quá nhàm rồi. Nên nhớ đàn ông cỡ đó thì thiếu gì “đồ chơi” và thủ đoạn để tán các cô. Giữa một người “lúa” nhưng mọi sự quan tâm của anh ta đều thật lòng và một kẻ “sõi” nhưng sự quan tâm chỉ là bài bản, các cô chọn ai? Sự quan tâm của đàn ông ngoại tình, xét cho cùng chỉ là miếng cơm thừa mà thôi.

Mấy câu chuyện dâm vui

Nghĩ bậy:
Một gái lăng nhăng chết và lên thiên đàng trong một bộ bikini. Ngọc hoàng và cận thần nhìn cô lắc đầu:
– Con phải trải qua thử thách là đi trên một thanh gỗ bắc ngang địa ngục. Ở đây, bất cứ ai còn nghĩ đến những chuyện “yêu” vớ vẩn thì sẽ bị rơi xuống đó ngay.
Thanh gỗ khá rộng, cô ta đi trước nhưng vì sợ nên cô ta bò và quay mông về phía Ngọc Hoàng và các quan.
Ngọc hoàng và đám lâu la đi sau để kiểm tra. Đi được một đoạn, cô này sợ hãi quay lại muốn xin Ngọc Hoàng thì… không thấy ai đâu cả.

Giống y 20 năm trước
Một sếp lớn về thăm trường cũ, ông thăm căn phòng trong KTX mà ông đã ở cách đây 20 năm. Trong căn phòng này hiện có một sinh viên đang ở. Ông vào phòng và thốt lên:
– Ồ vẫn cái bàn ta từng ngồi học 20 năm trước. Vẫn cái giường ta từng ngủ 20 năm trước. Ôi, vẫn cái tủ ta treo quần áo 20 năm trước. Và ông mở tủ ra, trong tủ có một cô đang ngồi mà không có mảnh vải che thân. Chú sinh viên vội nói:
– Ðây là bà chị họ em mới ở quê ra.
– Chà, em giải thích giống hệt ta 20 năm trước!

Mùi giám đốc
Giám đốc cùng nhân viên ghé thăm nhà cô thư ký. Con chó béc giê của cô ta ghếch mõm sủa nhân viên mấy tiếng, rồi quay sang vẫy đuôi với sếp, ông này thắc mắc:
– Tôi chưa tới đây lần nào, sao con chó lại vẫy đuôi mừng nhỉ?
Cô thư ký:
– Ngày nào nó chả ngửi thấy mùi sếp khi em đi làm về.

Vớ vẩn
Đôi vợ chồng trẻ ăn tối xong, anh chồng ngồi đọc báo cho vợ nghe:
– Lại thêm 1 căn bệnh ung thư nữa do hút thuốc lá.
– Anh bỏ thuốc ngay.
– Uống rượu, huynh đệ tương tàn.
– Đấy, anh bỏ rượu đi.
– Tình dục nhiều có hại cho sức khỏe…
– Anh xé ngay tờ báo cho em. Vớ vẩn…

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Dở

423

Tình khúc Ngô Thụy Miên theo lời thơ của Nguyên Sa, ngỡ ngàng với kẻ tự kỷ như tớ:
Đăng lên để về lại sự ngay thơ:
Đưa nhạc vào nhưng trình kém chả hiểu có hiện không ?


Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Mưa tôi trả về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây
Như một lần hiên nhà nàng dịu sáng
Trời hôm ấy 15 hay 18
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ 13
Tôi phải van lơn ngoan nhé! Đừng ngờ
Tôi phải van lơn ngoan nhé! Đừng ngờ
Áo nàng vàng Anh về yêu hoa Cúc
Áo nàng xanh Anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đươngAnh thay mực cho vừa màu áo tím …”

***
Những từ ngữ ví von tượng hình vô cùng độc đáo, vô cùng dấu yêu như: mưa rơi bong bóng vỡ , áo nàng vàng thì yêu hoa cúc, còn nếu áo xanh thì mến lá sân trường,…
Nhạc Ngô Thụy Miên (NTM-Tớ chú) luôn đầy chất lãng mạn, trữ tình như khi người ta yêu nhau,  nghĩ về nhau, người ta dâng hiến trao nhau tất cả … và cho em luôn cả mùa thu yêu đương, cái sắc thái độc đáo, cái lãng mạn ngất ngây tuyệt vời ấy đã đưa bài ca “Mùa Thu Cho Em” được thính giả trân trọng và ghi nhận tên tuổi, mà phải chăng lời bài ca mang chất thơ do chính NTM sáng tác.
Do vậy khi thi ca Nguyên Sa cộng hưởng với âm nhạc NTM thì sự giao duyên này là một cuộc hôn phối trường cửu mà chúng ta đã nghe nhiều bài giao duyên như “Paris Có Gì Lạ Không Em”, “Tuổi 13”, “Áo Lụa Hà Đông”, “Nắng Paris, Nắng Sài Gòn”, “Tình Khúc Tháng 6”, “Tháng 6 Trời Mưa”,… Sự giao hưởng này làm thăng hoa sự tuyệt tác thơ và nhạc cho kho tàng văn học mà thôi.
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhận xét về NTM trong một bài viết cũ như thế này (Tớ cóp lại):
Trong những ca khúc mà Ngô Thụy Miên viết cả lời ca, ông đã cho người ta thấy, ông đã mở những cánh cửa thế giới riêng của mình. Ngô Thụy Miên đang ở độ chín để sáng tác. Hy vọng ông sẽ còn mang đến cho người nghe nhiều ca khúc mới, lạ khác nữa. Phổ thơ Nguyên Sa là một giai đoạn. Ngô Thụy Miên vẫn còn có thể tiếp tục làm công việc này, nếu ông còn tìm thấy sự đồng điệu trong những bài thơ khác của Nguyên Sa. Kosma phổ rất nhiều thơ của Prévert. Nhưng Kosma vẫn cứ là Kosma và Prévert vẫn cứ là Prévert, nếu không muốn nói đó là một cuộc hôn phối tuyệt đẹp giữa thơ và nhạc.

Hãy nghe những lời trần tình nồng nàn, khi con tim NTM tình tự gửi cho chị Đoàn Thanh Vân trong nhịp tim chao đảo với những nhung nhớ đã mang người về dĩ vãng của mùa xuân yêu đương, dĩ vãng không nhạt phai cho tâm tư lắng đọng trong trí tưởng qua bài tình ca tuyệt tác “Em còn nhớ mùa xuân”, mà Tớ vô cùng thích. 
NTM viết về mùa xuân yêu đương và ký ức Sài Gòn từ những nhà hàng hò hẹn sang phòng trà, những hộp đêm đến quán cơm Bà Cả Đọi, sớt trên Gúc nhé:
Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay, những mất mát, tan tác cho cả một thế hệ trẻ chúng ta… “
Em có bao giờ còn nhớ mùa Xuân
Nhớ tháng năm xưa của tuổi dại khờ
Nhớ tiếng dương cầm giọng hát trẻ thơ
Có thấy bơ vơ ngày tháng đợi chờ
Nơi ấy bây giờ còn có mùa Xuân
Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần
Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh
Em có bao giờ thấu cho lòng anh… “

Trong cái ký ức tuyệt vời xưa hiện về những ngày khi tôi còn cũn cỡn học đòi những người sành điệu mà nhiều lần tôi như con mọt sách thường lân la, lai vãng tại các địa chỉ đen những năm học sinh cấp 3 để được thấy những cuốn nhạc in roneo (éo nhớ viết đúng là chi nữa) những bài nhạc như “Quê hương và Nỗi nhớ” với những lời tâm sự:
Rời Hải Phòng vào miền Nam, bố mẹ tôi đã chọn thành phố Sài Gòn, đường Phan Đình Phùng để xây dựng lại tiệm sách Thanh Bình làm nơi sinh sống. Tại đây tôi lại có dịp nhìn thấy những chiếc tầu sắt khổng lồ với những ống khói cao ngất, phun ra những tàn khí bụi than mù mịt bầu trời. Nhà tôi ở gần góc đường Cao Thắng, trước cửa trường mẫu giáo Aurore. Tôi còn nhớ trên đường Cao Thắng, thật là một sự tình cờ trùng hợp, cũng có một lò bánh mì, là nơi cuối tuần tôi hay ra mua bánh về cho cả nhà ăn sáng với thịt nguội. Ngoài ra còn có 2 rạp chớp bóng Việt Long (sau là Văn Hoa Sài Gòn) và Đại Đồng. Ngôi chợ rất gần nhà là chợ Vườn Chuối mà thỉnh thoảng mẹ tôi cho đi theo để xách rỏ thức ăn về cho mẹ…”
Trong cái kỷ niệm nhắc nhở về quê hương nơi  NTM thổ:
Tôi sinh ra tại Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, cũng là quê hương, là nơi sinh trưởng của 2 người nhạc sĩ tôi yêu quí nhất, Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Nếu Văn Cao là người nhạc sĩ tôi quí trọng nhất, không phải chỉ về những đóng góp của ông vào vườn hoa âm nhạc Việt Nam, mà còn về tác phong, đời sống cá nhân ông, thì Đoàn Chuẩn là người tôi yêu thích nhất với những tình khúc bất hủ, và những đóng góp lớn lao của ông vào việc tạo dựng một dòng nhạc tình tự, lãng mạn nhất của nền tân nhạc Việt Nam chúng ta. Qua Đoàn Chuẩn, tôi đã yêu mùa Thu, đã sáng tác nhiều nhạc phẩm về mùa Thu, và vẫn mơ một ngày nào đó sẽ có dịp trở về thăm mùa Thu của ông…”. 
Đất nước của NTM như anh nhìn về khía cạnh đạo đức gia đình, sự chung thủy của nhạc sĩ Văn Cao để sáng tác bài ca “Riêng Một Góc Trời”, bài ca cho thấy khi tình lên cao điểm, tình nhiều nhớ nhung, một góc trời yêu thương bàng bạc, khi người yêu xa cách còn đâu nụ hôn say mơ, hay chỉ còn là nỗi cô đơn rã rời:
Tình yêu như nắng, nắng đưa em về, bên giòng suối mơ
Nhẹ vương theo gió, gió mang câu thề, xa dời chốn xưa
Tình như lá úa, rơi buồn, trong nỗi nhớ
Em đã xa xôi, tôi vẫn chơi vơi, riêng một góc trời
Người yêu dấu, người yêu dấu hỡi
Khi mùa xuân vội qua chốn nơi đây
Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu
Là chia cách đôi nơi, là hạnh phúc rã rời, người ơi
Một mai em nhé, có nghe Thu về, trên hàng lá khô
Ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa
Hạ còn nắng ấm, thấy lòng sao buốt giá
Gọi tên em mãi, trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau

Ngay năm sau đó NTM lại cho ra một bản tình ca Tớ rất thích là “Một Đời Quên Lãng”. Lời nhạc NTM đặt vẫn dịu dàng yêu thương, vẫn bâng khuâng, dạt dào con tim, vẫn lâng lâng hồn thổn thức:
Người đến bên tôi, tim tôi chơi vơi, hồn tôi rã rời
Giọng nói năm xưa, nụ cười ngày nào nhẹ vương tà aó
Bài thánh ca đêm, nhạc mềm hiu hắt
Êm bờ vai, dịu dàng ngây ngất
Hạnh phúc trong tay, một thời mơ ước, gối mộng xa bay
Người đã yêu tôi, thương trao đôi môi vùng ân ái này
Một thoáng mây bay, trong cơn mê say gọi tên người mãi
Một kiếp xa xôi, một đời quên lãng
Em còn yêu tôi

Năm nay 2003, NTM cho ra một sáng tác “Một Lần Là Mãi Mãi”. 
Tình nào lỡ trao em về tà áo xôn xao hay con tim mang vết thương tình ái…
Tình lỡ trao em ngày nào nắng đã xôn xao hát trên tà áo
Tình ngỡ cho em dài sau ái ân nồng dấu mắt cười đêm thâu
Ngày tháng trôi qua miệt mài nắng có phôi phai vết thương tình ái
Đời mãi xuôi theo dòng sông cuốn theo biển sóng trôi cuộc tình hồng
Một lần là héo úa một trời là tiếc nuối khôn nguôi là chơi vơi nỗi nhớ
Mây ơi có thương cho lời cuối xót xa chi hờn dỗi vấn vương hạt mưa rơi
Một lần là nước mắt một thời
Một lần là rã nát người ơi
Xa em mãi mãi…

Theo Tớ, âm nhạc NTM rất đa dạng như thể loại phảng phất nét yêu đời, trẻ trung, vui tươi như: “Muà Thu cho Em”, “Tháng Giêng Và Anh”, “Tuổi Mây Hồng”, “Ái Xuân”, “Paris Có Gì Lạ Không Em”,…, hay loại nhạc nhuốm nỗi sầu vơi của kỷ niệm như: “Riêng Một Góc Trời”, “Em còn Nhớ Mùa Xuân”,”Giáng Ngọc ”, “Ở Nơi Nào Em Còn Nhớ”, “Trong Mắt Em Là Biển Nhớ”,…, hoặc loại buồn não nề, da diết, thương tâm như “Thu Khóc Trên Ngàn”, “Giọt Nước Mắt Ngà”, “Niệm Khúc Cuối”,“Nỗi Đau Muộn Màng”, “Một lần Là Mãi Mãi”,…
Nhận xét về NTM, thi sĩ Trường Đinh đã phát biểu như thế này: “Ngô Thụy Miên, của mặt trời thức và ngủ, trong khiêm tốn và nhã nhặn, với nụ cười rất trẻ, từ trái tim và tâm hồn mãi nâng niu và trân quý những kỷ niệm thời gian…”. 
Riêng thi sĩ Nghiêm Xuân Cường nhận xét về NTM như vầy: “Con người ngoài đời của anh NTM có lẽ cũng giống như những hình chụp hoặc trong các video ca nhạc Ngô Thụy Miên, anh rất bình dị và trầm mặc, cởi mở và khiêm nhường. Ít ai trong chúng ta lại không có trong ký ức một câu nhạc nào đó của NTM, hay nói đúng hơn, ít nhất là vài đoạn nhạc liên hệ tới một khoảng thời gian êm đềm nào đó của tuổi trẻ của mình. Riêng về cá nhân anh NTM, là người yêu nhạc của anh trên 30 năm nay từ lúc còn ở trung học và tôi quen biết anh được khoảng 10 năm nay, anh luôn luôn đối với tất cả mọi người với một thái độ khiêm cung, dễ mến và có một tấm chân tình hết sức rộng mở với tất cả các nét nhạc của những nhạc sĩ khác, điều mà tôi cho là NTM như viên ngọc quý như là mẫu mực của con người nho nhã đầy phong ca’ch nghệ sĩ”. 
Trong một chương trình Thúy Nga phát thanh tại nam Cali, ca nhạc sĩ Trọng Nghiã đã nhận xét là: “NTM là người nhạc sĩ hiền hòa về cá tính và khiêm nhường về phong cách”.

Nói tới âm nhạc NTM là nói đến những tình tự ngọt ngào chân chất, những dòng nhạc NTM đưa ta về không gian cũ của quê hương có Sài Gòn trong giấc mơ xa xưa, những bản tình ca của anh đem chúng ta về giai đoạn đã qua, của một thuở có nắng Sài Gòn, của “Áo Lụa Hà Đông”, của mùa thu ngày cũ khi dìu nhau trong dĩ vãng êm ả đầy nhớ mong, về khung trời kỷ niệm dấu yêu có “Mùa Thu cho Em”. 
Âm nhạc NTM hiện nét ấp ủ những yêu thương, là tiếng nói của những con tim xao xuyến khi yêu nhau, là lời dịu dàng nhất, đầm thắm nhất, đắm say nhất của một đời để yêu và một đời đau đáu nhớ miên viễn thiên thu nét hào hoa xứ Bắc. 
Nói với đời, NTM bẩu: “Tôi chỉ xin được nhớ đến như một người viết tình ca không hơn, không kém”. 
Anh đã tạo cho mình một vị thế có cá tính hòa nhã với mọi người, và là một con người đa cảm khi viết nhạc, nhưng rất thủy chung với gia đình. Anh như tấm gương soi phản chiếu hai hình ảnh tổng hợp của Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Vâng, cái đức tính khiêm tốn, khoan thai, dịu dàng và thủy chung đó đã tạo cho NTM là NTM của sự độc đáo.